Các bác sĩ thường dặn dò người bệnh khi uống thuốc cần tuyệt đối không uống rượu. Song theo các nhà khoa học, rượu còn có thể làm tăng hiệu quả của thuốc, tương đương với việc tăng gấp 3 lần liều lượng sử dụng.

Trong nhiều trường hợp, rượu làm tăng tác dụng của thuốc lên tới 3 lần. Ảnh min họa.
Thực tế, điều này ít khi xảy ra mà rượu lại chính là yếu tố phụ trợ có thể làm tăng hiệu quả của thuốc, tương đương với việc tăng gấp 3 lần liều lượng sử dụng, theo thông tin của Đài phát thanh Ấn Độ DNA India.

Những thí nghiệm do nhóm nghiên cứu của giáo sư Christian Bergstrom thực hiện đã chứng minh rằng, một số thuốc thông dụng, kể cả những loại thuốc bán không cần đơn dưới tác dụng của rượu cũng tăng nồng độ của các hoạt chất đi vào máu.

Để giải thích, các nhà khoa học cho rằng rượu làm thay đổi quá trình tương tác của thuốc đối với enzym và những chất khác trong cơ thể. Chẳng hạn, một số thuốc hoàn toàn không hoà tan trong dịch ruột - dạ dày lại hoà tan được khi có rượu làm chất xúc tác. Tuy nhiên phải lưu ý là đôi khi rượu lại có thể gây ra quá trình ngược lại.

Tạo ra môi trường mô phỏng ruột non, các nhà khoa học đã chứng minh một cách rõ ràng quá trình “tan” của thuốc khi có và không có mặt của rượu. Khoảng 60% trong số 22 loại thuốc đã hoà tan nhanh hơn khi có rượu.

Trong khi đó, khi uống một số thuốc có vị chua, người ta cảm nhận ngay được tác dụng của rượu. Thuộc loại này có thuốc chống đông máu như Taoxifen, Warfarin được dùng để chữa một số bệnh ung thư và Naprocen giảm đau khi bị các bệnh viêm nhiễm.

Bảo Châu