Tỉ phú Australia Clive Palmer đã bắt đầu cộng tác với các chuyên gia nổi tiếng về công trình nhân bản vô tính cừu Dolly với tham vọng hồi sinh khủng long thời tiền sử, bằng cách sử dụng các mẫu ADN còn lưu giữ của những con thằn lằn cổ đại khổng lồ. Liệu điều này có thể thực hiện?

Các ADN sẽ bị phân hủy và không còn nguyên vẹn sau khoảng thời gian 1,5 triêu năm. Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học đã xác định thời gian bán huỷ của ADN hoá thạch và chứng minh rằng cho dù điều kiện bảo quản tốt đến đâu đi nữa thì sau vài triệu năm nó cũng bị phân huỷ. Kết luận này đăng trên Tạp chí Proceedings of the Royal Society B, và tóm tắt trên Nature News.

Để chứng minh ý kiến của mình, các nhà khoa học đã lựa chọn những mẫu ADN đặc trưng nhất thu được từ xương chim Moa. Loài chim này sống ở New Zealand và bị những thổ dân Maori ở châu Úc làm cho tuyệt chủng từ thế kỷ thứ XVI. Người ta đã lượm những mẫu xương của chúng bảo quản rất tốt ở nhiệt độ khoảng 13 độ C. Tuổi của những chiếc xương này từ 600 đến 8.000 năm.

Sau đó từ những chiếc xương ống của chim Moa, người ta lấy được 158 mẫu ADN xác định tuổi chính xác và nghiên cứu sự liên quan giữa mức độ phân huỷ của axit nucleic và thời gian bảo quản.

Kết quả cho thấy một nửa số mẫu ADN tìm thấy trong những điều kiện này bị phân huỷ trong khoảng 521 năm. Sau 1.000 năm bảo quản, chỉ còn 1/4 số lượng axit ban đầu, sau 1.500 năm còn lại 1/8 và cứ như thế mà tiếp tục.

Theo tính toán của các nhà khoa học ngay trong các điều kiện nhiệt độ bảo quản tối ưu trong thiên nhiên (là -5 độ C) sau 7 triệu năm thì hầu như không thấy sự phụ thuộc nào giữa 2 thông số này còn tồn tại trong thực tế. Dù chỉ sau 1,5 triệu năm, ADN bị phân huỷ thành những mảnh nhỏ đến nỗi không thể lấy được một phân tử nguyên vẹn.

Tuy nhiên các tác giả chưa đề cập đến trường hợp ADN được bảo quản như thế nào trong điều kiện băng giá vĩnh cửu. Những kết quả thu được có thể không loại trừ khả năng khôi phục được những thông tin sinh học về thứ tự sắp xếp của bộ gen tổ tiên những con vật thời cổ đại trên cơ sở ADN của những con vật “hậu duệ” để tổng hợp lại bằng phương pháp hoá học.

Nhờ phương pháp này nhà sinh học nổi tiếng thế giới Craig Venter cung mới chỉ thành công trong việc tổng hợp bộ gen tối thiểu của micoplasma (sinh chất nấm) nhân tạo. Từ thành công này đến những con vật cụ thể là một quãng đường rất dài và biết bao khó khăn phải khắc phục.

Tuy nhiên biết đâu trong tương lai sẽ xuất hiện các phát minh lớn, mang tính đột phá để thoả mãn được mong muốn của nhà tỷ phú “ngông cuồng”.

Bảo Châu