Các chim cánh cụt bố mẹ đã nghĩ ra một cách giúp những đứa con non nớt của mình có thể chống chọi với tình trạng rét buốt khắc nghiệt của Nam cực.
Các chim cánh cụt Hoàng đế ở Nam cực thường đứng tụm tụm gần nhau như một giải pháp giữ ấm trước các cơn gió lạnh thấu xương và nhiệt độ dưới mức đóng băng.
Đặc biệt, những con chim trưởng thành thường đứng vòng quanh các con của chúng để giúp những cá thể non nớt sống sót qua điều kiện khắc nghiệt.
Các chim cánh cụt bố mẹ phải đối mặt với trận chiến chống băng giá bảo vệ con hàng ngày.
Con chim cánh cụt non lấm lem tuyết này đang được bố bảo vệ, trong khi mẹ đi vắng khoảng 2 tháng để tìm kiếm thức ăn.
Trong khi đó, một vài con chim cánh cụt non khác đứng ép sát bên nhau để chống chọi với nhiệt độ sụt giảm.
Một nhóm chim cánh cụt non đang chơi đùa trên băng tuyết. Những con non này khoảng 40 - 50 ngày tuổi.
Chim cánh cụt hoàng đế nổi tiếng là di cư tới hơn 120km vượt qua băng giá để tới được nơi sinh sản. Tại đây, một chim cánh cụt cái sẽ đẻ một quả trứng và trao nó cho chim cánh cụt đực ôm ấp bằng đôi chân của nó. Sự chuyển giao này phải được thực hiện sao cho trứng không được chạm xuống đất, vì con non bên trong sẽ chết nhiệt nếu gặp nhiệt độ đóng băng.
Chim mẹ sau đó lại thực hiện cuộc hành trình dài quay trở lại biển để kiếm ăn. Chim bố sẽ đứng trong giá rét của Nam cực suốt hơn 2 tháng, không ăn uống gì để bảo vệ quả trứng.
Khi chim cái quay trở về, nó sẽ mang cho cho đứa con đã chui ra khỏi vỏ trứng bữa ăn đầu tiên. Nó sau đó sẽ đảm nhiệm việc chăm sóc con, trong khi chim bố dấn thân vào cuộc hành trình vất vả ra biển. Cứ như vậy, chúng thay phiên nhau chăm sóc con và kiếm ăn ngoài biển.
Khi các con non được khoảng 45 - 50 ngày tuổi, chúng túm tụm với nhau thành một nhà trẻ, trong khi cả bố và mẹ đều ra biển. Bố mẹ chúng sẽ quay trở về định kỳ để cho con ăn cho tới khi chúng đủ trưởng thành để tự nuôi mình.
Tuấn Anh (Theo Daily Mail)