Ngồi trên ngai vàng 83 ngày thì Viên Thế Khải chết. Ở tuổi 57, độ tuổi chín muồi của một chính trị gia, người ta nói rằng, họ Viên chết vì những lo lắng cho sự sụp đổ của đế chế quân chủ của mình. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy.
Viên Thế Khải chết ngày 6 tháng 6 năm 1916 năm Dân Quốc thứ 5 (tức ngày 6 tháng 5 âm lịch). Các tài liệu trước đây khi nói tới cái chết của họ Viên đều cho rằng Viên Thế Khải vì “lo lắng mà chết”.
Các tài liệu này đều cho rằng, trong những ngày tháng cuối đời, Viên Thế Khải luôn phải sống trong tình trạng lo lắng trước nguy cơ sự sụp đổ của “đế chế Hồng Hiến”. Việc khôi phục nền quân chủ của Viên trước đó đã gây ra sự phản đối và phẫn nộ khắp nơi trong dân chúng. Khi uy tín của Viên Thế Khải giảm sút, Nhật Bản, kẻ đứng sau giấc mộng đế chế của Viên cũng bỏ rơi ông ta. Chính bởi thế, tronh cảnh khốn cùng đơn độc, Viên Thế Khải đã chết khi mới ngồi trên ngai vàng được 83 ngày.
Theo cách đó, cái chết của Viên Thế Khải được quy kết vào sự thất bại trên chính trường của ông ta gây ra. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ sự thực trong cái chết của Viên Thế Khải.Những chứng cứ mới phát hiện đều cho thấy, Viên Thế Khải chết vào năm 57 tuổi là do một nguyên nhân hoàn toàn khác.
Từ nhỏ Viên Thế Khải vốn đã rất khỏe mạnh, sau lại được rèn luyện trong quân đội, vì vậy người ta có lý khi cho rằng, ở tuổi trung niên, dẫu họ Viên có mắc bệnh thì cũng tới nỗi chết sớm.. Trên thực tế, ít người biết rằng đằng sau cái lớp vỏ “thân thể cường tráng ấy” là một cách sống không hề lành mạnh. Và chính lối sống này đã quyết định sự đoản thọ của nhà quân Phiệt họ Viên.
Theo hồi ức vào năm 1913 của Đào Thụ Đức, tổng quản của Viên phủ ở Thiên Tân, hai đời phục vụ họ thì Viên Thế Khải mỗi sáng năm giờ dậy tới phòng làm việc để phê duyệt giấy tờ, “sau đó uống trà, sữa bò, bột nêm gà. Tới 7 giờ ăn sáng ăn bốn chiếc bánh bao, một bát miến gà (thông thường chỉ ăn hai cái, còn lại chuyển vào đồ ăn sáng)
“Khoảng chừng 10 giờ, dùng một bát nhung hươu, 11 giờ dùng một bát nhân sâm, 12 giờ dùng bữa trưa”. Buổi chiều “điểm tâm là món tây, sau đó dùng Hoạt lạc đan, thận hải cẩu. Tới 7 giờ ăn tối...”. Chỉ cần nhìn vào thực đơn mỗi ngày cũng có thể thấy những món mà họ Viên sử dụng đa phần đều là “Bổ huyết cường thân, bổ âm tráng dương”. Do bổ huyết quá nhiều dẫn tới Viên Thế Khải thường bị bệnh đau răng, bí đại tiện, cách vài ba ngày lại phải chẩn trị và uống thuốc... Việc này người ngoài đa phần đều không hay.
Đào Thụ Đức tuy không nói rõ những món được dùng trong bữa chính của Viên là gì song theo hồi ức của Viên Tịnh Tuyết, con gái thứ 3 của Viên Thế Khải thì cha mình thường thích ăn vịt hấp vào bữa trưa, nhất là vào mùa đông thì “mỗi bữa đều ăn”. Ngoài ra thịt kho, thịt xào hẹ vàng đều là những món ưa thích của Viên
Đây chính là căn nguyên của bệnh tật của Viên Thế Khải. Cần biết rằng, nguyên nhân quan trọng khiến người ta mắc bệnh chính là ăn những đồ ăn không thích hợp. Đồ ăn không hợp ở đây còn bao gồm cả việc ăn nhiều và đồ bổ. Việc ăn uống quá độ làm cho cơ thể bị tích dẫn tới sự mất cân bằng tự nhiên. Việc ăn các đồ có chất mà không tiêu hóa được một cách bình thường, tích lũy trong cơ thể sẽ dần dẫn tới “căn nguyên của mọi bệnh”. Ở đây việc “dùng đồ bổ” của Viên Thế Khải là một minh chứng vô cùng điển hình. Viên Thế Khải từ lúc 25 tuổi đã bắt đầu dùng đồ bổ “thường lấy từng vốc nhân sâm và nhung hươu nhai trong miệng”. Ngoài ra Viên còn “thuê hai bà vú, mỗi ngày (Viên Thế Khải) đều dùng sữa của hai bà vú để uống”.
Chưa hết, nếu để ý chúng ta có thể phát hiện, trong đồ ăn hàng ngày của Viên gần như khó tìm thấy rau và hoa quả. Từ xa xưa tổ tiên chúng ta lấy hoa quả làm đồ ăn chính. Các ngành nhân loại học, khảo cổ học, giải phẫu học và lịch sử học đều đã chứng minh điều đó. Có thể thấy cho dù xã hội có văn minh tiếng bộ tới chừng nào, văn hóa ẩm thực có thay đổi chừng nào thì từ cấu tạo cơ thể, của con ngườiquá trình tiêu hóa cho tới phản ứng sinh hóa hoàn toàn không khác gì người xưa.
Từ đó chúng ta có thể dễ dàng hiểu được rằng Viên Thế Khải sử dụng đồ bổ càng nhiều thì càng làm tăng tốc con đường đưa Viên Thế Khải đi tới cái chết. Cho tới năm 56 tuổi Viên Thế Khải mới nhận ra mà than rằng “Thân thể của ta đã hỏng rồi, không thể dùng được những đồ như sâm nhung được nữa”.
Sự đoản thoj của Viên Thế Khải trừ việc ăn uống bồi bổ quá độ ra còn một nguyên nhân khác đó là quá ham sắc dục. Thê thiếp của họ Viên không dưới mười người, sinh cho Viên hơn 32 người con. Theo hồi ức của Đào Thụ Đức thì đa phần những đứa con này đều“đầu to tai to giống như cha, lớn lên một chút thì cơ thể không chắc chắn.
“Đầu to tai to” nếu theo ngôn ngữ hiện đại chính là bệnh béo phì. Đây đương nhiên không phải là một triệu chứng khỏe mạnh của trẻ em. Viên Thế Khải cứ cho rằng dùng nhiều đổ bổ sẽ có thể bổ thận tráng dương, thực ra Viên không hay biết rằng nhân sâm, nhung hươu là dạng thuốc bổ không phải ai cũng có thể sử dụng được, lượng dùng cũng phải tính toán.
Nói cách khác, việc dùng thuốc bổ vô tội vạ cũng như phóng túng sắc dục quá độ chính là nguyên nhân chính dẫn tới cái chết quá sớm của nhà quân phiện họ Viên.
Lê Văn (Theo Ifeng)
Viên Thế Khải chết ngày 6 tháng 6 năm 1916 năm Dân Quốc thứ 5 (tức ngày 6 tháng 5 âm lịch). Các tài liệu trước đây khi nói tới cái chết của họ Viên đều cho rằng Viên Thế Khải vì “lo lắng mà chết”.
Các tài liệu này đều cho rằng, trong những ngày tháng cuối đời, Viên Thế Khải luôn phải sống trong tình trạng lo lắng trước nguy cơ sự sụp đổ của “đế chế Hồng Hiến”. Việc khôi phục nền quân chủ của Viên trước đó đã gây ra sự phản đối và phẫn nộ khắp nơi trong dân chúng. Khi uy tín của Viên Thế Khải giảm sút, Nhật Bản, kẻ đứng sau giấc mộng đế chế của Viên cũng bỏ rơi ông ta. Chính bởi thế, tronh cảnh khốn cùng đơn độc, Viên Thế Khải đã chết khi mới ngồi trên ngai vàng được 83 ngày.
Theo cách đó, cái chết của Viên Thế Khải được quy kết vào sự thất bại trên chính trường của ông ta gây ra. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ sự thực trong cái chết của Viên Thế Khải.Những chứng cứ mới phát hiện đều cho thấy, Viên Thế Khải chết vào năm 57 tuổi là do một nguyên nhân hoàn toàn khác.
Viên Thế Khải chết vì ăn quá nhiều đồ bổ và sắc dục quá độ?. |
Từ nhỏ Viên Thế Khải vốn đã rất khỏe mạnh, sau lại được rèn luyện trong quân đội, vì vậy người ta có lý khi cho rằng, ở tuổi trung niên, dẫu họ Viên có mắc bệnh thì cũng tới nỗi chết sớm.. Trên thực tế, ít người biết rằng đằng sau cái lớp vỏ “thân thể cường tráng ấy” là một cách sống không hề lành mạnh. Và chính lối sống này đã quyết định sự đoản thọ của nhà quân Phiệt họ Viên.
Theo hồi ức vào năm 1913 của Đào Thụ Đức, tổng quản của Viên phủ ở Thiên Tân, hai đời phục vụ họ thì Viên Thế Khải mỗi sáng năm giờ dậy tới phòng làm việc để phê duyệt giấy tờ, “sau đó uống trà, sữa bò, bột nêm gà. Tới 7 giờ ăn sáng ăn bốn chiếc bánh bao, một bát miến gà (thông thường chỉ ăn hai cái, còn lại chuyển vào đồ ăn sáng)
“Khoảng chừng 10 giờ, dùng một bát nhung hươu, 11 giờ dùng một bát nhân sâm, 12 giờ dùng bữa trưa”. Buổi chiều “điểm tâm là món tây, sau đó dùng Hoạt lạc đan, thận hải cẩu. Tới 7 giờ ăn tối...”. Chỉ cần nhìn vào thực đơn mỗi ngày cũng có thể thấy những món mà họ Viên sử dụng đa phần đều là “Bổ huyết cường thân, bổ âm tráng dương”. Do bổ huyết quá nhiều dẫn tới Viên Thế Khải thường bị bệnh đau răng, bí đại tiện, cách vài ba ngày lại phải chẩn trị và uống thuốc... Việc này người ngoài đa phần đều không hay.
Đào Thụ Đức tuy không nói rõ những món được dùng trong bữa chính của Viên là gì song theo hồi ức của Viên Tịnh Tuyết, con gái thứ 3 của Viên Thế Khải thì cha mình thường thích ăn vịt hấp vào bữa trưa, nhất là vào mùa đông thì “mỗi bữa đều ăn”. Ngoài ra thịt kho, thịt xào hẹ vàng đều là những món ưa thích của Viên
Đây chính là căn nguyên của bệnh tật của Viên Thế Khải. Cần biết rằng, nguyên nhân quan trọng khiến người ta mắc bệnh chính là ăn những đồ ăn không thích hợp. Đồ ăn không hợp ở đây còn bao gồm cả việc ăn nhiều và đồ bổ. Việc ăn uống quá độ làm cho cơ thể bị tích dẫn tới sự mất cân bằng tự nhiên. Việc ăn các đồ có chất mà không tiêu hóa được một cách bình thường, tích lũy trong cơ thể sẽ dần dẫn tới “căn nguyên của mọi bệnh”. Ở đây việc “dùng đồ bổ” của Viên Thế Khải là một minh chứng vô cùng điển hình. Viên Thế Khải từ lúc 25 tuổi đã bắt đầu dùng đồ bổ “thường lấy từng vốc nhân sâm và nhung hươu nhai trong miệng”. Ngoài ra Viên còn “thuê hai bà vú, mỗi ngày (Viên Thế Khải) đều dùng sữa của hai bà vú để uống”.
Chưa hết, nếu để ý chúng ta có thể phát hiện, trong đồ ăn hàng ngày của Viên gần như khó tìm thấy rau và hoa quả. Từ xa xưa tổ tiên chúng ta lấy hoa quả làm đồ ăn chính. Các ngành nhân loại học, khảo cổ học, giải phẫu học và lịch sử học đều đã chứng minh điều đó. Có thể thấy cho dù xã hội có văn minh tiếng bộ tới chừng nào, văn hóa ẩm thực có thay đổi chừng nào thì từ cấu tạo cơ thể, của con ngườiquá trình tiêu hóa cho tới phản ứng sinh hóa hoàn toàn không khác gì người xưa.
Từ đó chúng ta có thể dễ dàng hiểu được rằng Viên Thế Khải sử dụng đồ bổ càng nhiều thì càng làm tăng tốc con đường đưa Viên Thế Khải đi tới cái chết. Cho tới năm 56 tuổi Viên Thế Khải mới nhận ra mà than rằng “Thân thể của ta đã hỏng rồi, không thể dùng được những đồ như sâm nhung được nữa”.
Sự đoản thoj của Viên Thế Khải trừ việc ăn uống bồi bổ quá độ ra còn một nguyên nhân khác đó là quá ham sắc dục. Thê thiếp của họ Viên không dưới mười người, sinh cho Viên hơn 32 người con. Theo hồi ức của Đào Thụ Đức thì đa phần những đứa con này đều“đầu to tai to giống như cha, lớn lên một chút thì cơ thể không chắc chắn.
“Đầu to tai to” nếu theo ngôn ngữ hiện đại chính là bệnh béo phì. Đây đương nhiên không phải là một triệu chứng khỏe mạnh của trẻ em. Viên Thế Khải cứ cho rằng dùng nhiều đổ bổ sẽ có thể bổ thận tráng dương, thực ra Viên không hay biết rằng nhân sâm, nhung hươu là dạng thuốc bổ không phải ai cũng có thể sử dụng được, lượng dùng cũng phải tính toán.
Nói cách khác, việc dùng thuốc bổ vô tội vạ cũng như phóng túng sắc dục quá độ chính là nguyên nhân chính dẫn tới cái chết quá sớm của nhà quân phiện họ Viên.
Lê Văn (Theo Ifeng)