Sở hữu tài sản kếch xù, các đại gia Việt không ngại ngần chihàng triệu đô sắm phi cơ và du thuyền cho riêng vừa để phục vụ công việc vừa thỏa mãn thú vui.
Không chỉ xây dựng sân bay, bầu Đức cũng đang tính lên đời máy bay. Hiện tại ông sử dụng chiếc Beechcraff King Air 350, thuộc thế hệ máy bay mới kế tiếp King Air 350, trị giá 7 triệu đô nhưng đang muốn tậu thêm một chiếc máy bay động cơ phản lực để thăm các cơ sở kinh doanh.
Chiếc trực thăng 12 chỗ của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát mang mã VN-D668 loại 12 chỗ, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của vị doanh nhân này. Ngoài sự tiện nghi về nội thất, số ghế ngồi nhiều hơn, chiếc trực thăng mang mã VN-D668 này có khả năng bay xa hơn mà không cần phải tiếp nhiên liệu.
Giá tiền cũng sẽ rất đắt, dù rằng ông Long không tiết lộ con số cụ thể. Bên cạnh đó, khi về đến Việt Nam, chiếc máy bay này sẽ phải chịu các loại thuế gồm VAT 10% và tiêu thụ đặc biệt 30%.
Đại gia Sơn vung vài trăm tỷ sắm 10 máy bay riêng
Năm 2011, dư luận xôn xao bởi thông tin ông Cao Văn Sơn - chủ tịch HĐQT Công ty Hành tinh xanh (Green Planet) nhập 10 chiếc máy bay cá nhân vào Việt Nam.
Hai trong số nhữngchiếc này là dòng ALTEC 321 Faeta của hãng ATEC, Cộng hòa Czech. Đây là một công ty khá non trẻ, ra đời năm 1992. Hai chiếc khác là dòng A600 Talon, sản phẩm đầu tiên trong thế hệ máy bay mới nhất của RotorWay, Mỹ - một hãng sản xuất có tuổi đời hơn 4 thập kỷ.
Ông Tuấn đứng tên sở hữu với lý do, du thuyền mua về nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cá nhân và phải đóng các loại thuế nhập khẩu, VAT, tiêu thụ đặc biệt. Được biết, cùng đợt, ông Tuấn còn đặt mua thêm một chiếc du thuyền tương tự cho người bạn thân làm trong ngành tài chính.
Đại gia công ty du thuyền
Kelvin Đặng, 45 tuổi, là giám đốc công ty chuyên bán và cho thuê du thuyền, ca nô, và mô tô nước, có trụ sở đặt tại Sài Gòn. Đam mê du thuyền từ khi còn nhỏ, từng vô địch trong cuộc đua du thuyền tại thành phố Long Beach (California), có thể nói “du thuyền” đã “ngấm vào máu” của Kelvin Đặng.
Du thuyền siêu sang của đại gia Đảo Kim Cương
Ông Tăng Thành Trung, Giám đốc Việt Nam Yacht sở hữu chiếc du thuyền Diamond Island - hiệu Princess 58 sản xuất tại Anh quốc. Chiếc du thuyền này có máy lọc nước ngọt từ nước biển, cùng nhiều phòng ngủ, nghỉ sang trọng và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật cao cấp có thể chịu được bão.
Đội du thuyền của “chúa đảo” Tuần Châu
Sở hữu hàng loạt du thuyền có giá trị lên tới 1,5 triệu USD, tài sản của “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển khiến nhiều đại gia cũng phải mơ ước.
Hệ thống du thuyền gồm 5 chiếc, trong đó 3 du thuyền lớn có 17 cabin, 2 du thuyền nhỏ dành cho gia đình hoặc các nhóm bạn có 3 cabin. Du thuyền siêu sang như một khách sạn 5 sao nổi giữa mặt nước xanh của Vịnh Hạ Long
Chiếc du thuyền được nhiều người biết đến nhất Việt Nam hiện nay có thể kể đến Sunseeker. Sunseeker phổ biến rộng rãi không hẳn do thương hiệu nổi tiếng mà do gắn liền tên tuổi với diễn viên điện ảnh Diễm My.
Ông Hồ Tôn Đức, chồng Diễm My đã mua du thuyền giá 2 triệu USD, vừa phục vụ kinh doanh du lịch vừa là phương tiện để gia đình đi lại.
Du thuyền "khủng" của đại gia Nha Trang
Ông Bùi Nguyễn Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Hải Âu Nha Trang sở hữu chiếc du thuyền King Yatch. Đây là chiếc du thuyền có vỏ làm bằng composite lớn nhất Việt Nam, do viện Nghiên cứu chế tạo tàu thuỷ thiết kế và đóng. King Yatch được thiết kế theo tiêu chuẩn 4 sao với hệ thống nhà hàng, bar, phòng massage, phòng tắm nắng, phòng ngủ đầy đủ trang thiết bị cao cấp. Ngoài ra còn có 1 phòng tắm hơi, 2 phòng massage và một khu vực tắm nắng riêng biệt.