Sau khi Nga sát nhập Crimea theo một cuộc trưng cầu dân ý của người dân bán đảo này, Phương tây đã trừng phạt và gạt Nga ra khỏi nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) là sai lầm. Giờ họ bắt đầu ngấm đòn của ông Putin

Nga chơi chiến lược kẻ thù của kẻ thù là bạn

'Kẻ thù của kẻ thù là bạn' là một triết lý mà Nga đang áp dụng hiện giờ. Trên bản đồ thế giới, Nga không phải là cái gai duy nhất của G7 mà còn có cả Trung Quốc và Iran. Trước giờ, tuy Nga và 2 nước kể trên có quan hệ hữu hảo nhưng Nga vẫn giữ thái độ cảnh giác và không cung cấp các hệ thống vũ khí.

Trước hết, Nga cũng ngại Trung Quốc hay Iran sớm nắng chiều mưa trở thành đối thủ trong tương lai. Đặc biệt, Nga sợ Trung Quốc sao chép kỹ thuật hiện đại trong công nghệ vũ khí. Nhưng nay Nga đồng ý bán, đặc biệt là hệ thống phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 hiện đại. 

{keywords}
Ông Putin

Những vũ khí tối tân này sẽ giúp Trung Quốc nâng cao uy hiếp đối với các khu vực mà G7 có ảnh hưởng tại Tây Thái Bình Dương như vấn đề Đài Loan và quần đảo Senkaku. Điều này khiến cho chính sách xoay trục châu Á của Mỹ gặp nhiều thách thức. Đặc biệt là Nhật cảm thấy lo lắng khi Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tham vọng tại biển Hoa Đông, cửa ngõ để Trung Quốc mở ra Thái Bình Dương.

Cũng vì vấn đề bao vây của G7 mà họ đã ép Nga phải giải cơn khát năng lượng cho Trung Quốc. Năm ngoái, khi tới thăm Thượng Hải, Tổng thống Nga, ông Putin đã tuyên bố sự hợp tác song phương đã trở thành một sự kiện “tốt nhất trong tất cả các sự kiện diễn ra nhiều thế kỷ nay”. 

Nga và Trung Quốc đã ký hợp đồng cung cấp khí đốt 30 năm trị giá 400 tỷ USD. Nên nhớ, 10 năm trước đó hai bên đàm phán không mang lại kết quả vì vấn đề giá. Điều này cho thấy lệnh trừng phạt của phương Tây đã giúp phá vỡ thế bế tắc giữa hai quốc gia và cuối cùng Nga chịu xuống nướcchấp nhận điều khoản về giá do Trung Quốc đưa ra. 

80% năng lượng của Trung Quốc vốn được nhập khẩu từ Trung Đông và Tây Phi. Một khi các thị trường này bị thao túng thì Moscow sẽ giúp Trung Quốc giải quyết được vấn đề khủng hoảng nhiên liệu. Điều này có nghĩa là Mỹ không còn thao túng được Trung Quốc trong vấn đề năng lượng và phát triển kinh tế.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng vừa ký sắc lệnh cho phép bán hệ thống phòng không S-300 trị giá 800 triệu USD cho Iran bất chấp phản ứng của Mỹ. Với Iran, họ không còn sợ không lực Mỹ khi đã có hệ thống phòng ngự tuyệt vời này. Đồng nghĩa với việc Iran sẽ làm cho tiếng nói của Mỹ tại Trung Đông bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

G7 lo sốt vó

Các động thái quyết liệt của Nga ảnh hưởng đến cuộc họp của Ngoại trưởng G7 khai mạc vừa qua ở Lubeck (Đức). Lúc này, nội bộ G7 đã có những bất đồng trong chính sách đối với Nga. Ngoại trưởng chủ nhà Steinmeier thừa nhận về dài hạn thì việc cô lập Nga là không có lợi cho bất cứ nước nào, bởi Nga là nhân tố quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề lớn của thế giới, không chỉ ở Ukraine mà còn trong các xung đột ở Trung Đông hay Bắc Phi.

Đó cũng là tâm trạng của cả Pháp và Ý vì họ rất ngại xung đột ở Syria, Yemen và Ukraine lan sang Tây Âu. Việc Iran tăng cường cơ bắp cũng làm châu Âu hốt hoảng và họ cần vai trò của Nga hơn ai hết.

Riêng Nhật thì còn lo sốt vó hơn với việc Trung Quốc được trang bị vũ khí Nga, điều sẽ ảnh hưởng đến an ninh của Nhật. Đây là điều mà Nhật lo lắng nhất nên từ trước đến giờ, họ không bằng lòng (nhưng vẫn phải tham gia trừng phạt Nga). 

Trong nỗi lo lắng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phải thốt lên rằng Đông Á hiện nay đang rơi vào “tình trạng tương tự” như châu Âu trước Chiến tranh thế giới thứ nhất với ám chỉ Trung Quốc là mối đe dọa với an ninh châu Á. Giờ Trung Quốc được móng vuốt từ Nga thì Nhật Bản không lo lắng mới là lạ. Điều Nhật Bản sợ tiếp theo bây giờ là sau vũ khí, Nga - Trung kết thành đồng minh trên mặt trận Thái Bình Dương thì Nhật lưỡng đầu thọ địch. 

(Theo MTG)