Nông dân trồng thuốc lá từ các nước châu Á đã kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tôn trọng các nguyên tắc hỗ trợ đã được phê duyệt trong Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) ở Moscow.

Một trong nhiều nguyên tắc đó là việc người nông dân cần được các Chính phủ tham vấn ý kiến khi bàn đến các chính sách ảnh hưởng đến họ, nhất là trong bối cảnh thuốc lá bị hạn chế tiêu dùng kéo theo, nhu cầu về cây trồng thuốc lá sẽ giảm bớt trong tương lai.

Theo đó, Chính phủ của các nước được yêu cầu cung cấp hỗ trợ lĩnh vực trồng cây thuốc lá trong việc tìm kiếm giải pháp thay thế, và sự cần thiết phải bao gồm những người trồng trong quá trình này.

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Nông dân Thuốc lá Thế giới (ITGA) đã tổ chức hội thảo về Nông dân trồng cây thuốc lá, với sự tham gia của các hiệp hội từ Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan.

{keywords}

Trong bài phát biểu của mình, ông Antonio Abrunhosa, CEO của ITGA nói: "Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) quy định trong Điều 17 về sự cam kết của WHO để hỗ trợ việc nghiên cứu các phương án khả thi về mặt kinh tế cho việc trồng cây thuốc lá.

Hơn 10 năm qua, hàng triệu USD đã được chi ra để nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ cho người nông dân trồng cây thuốc lá có thể chuyển đổi ngành nghề, hoặc cây trồng trước kịch bản sẽ giảm cầu lá thuốc lá trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến nay, trong số hàng trăm quốc gia có trồng cây thuốc lá thì vẫn chưa một quốc gia nào có một báo cáo nào hay một ví dụ thực tế nào về chương trình hỗ trợ này. Các nước cũng chưa bao giờ chấp nhận đối thoại với các đại diện của hàng triệu người nông dân mà sinh kế của họ phụ thuộc vào cây trồng lâu đời này.

Ông Antonio Abrunhosa cũng nói thêm rằng: "Công tác nghiên cứu phải được thực hiện một cách nghiêm túc, có sự tham gia của những người trồng thuốc lá và phải xem xét các khả năng kinh tế của các cây trồng khác, như các tiêu chí chính để lựa chọn cây trồng bổ sung. Trên thực tế, nhóm soạn thảo Điều17 & 18 đã kết luận như vậy tại Hội nghị các Bên ở Moscow vào tháng 10 năm 2014. Việc loại trừ và quy định vô cảm chỉ gây ra một thảm họa kinh tế xã hội cho các quốc gia nơi mà cây thuốc lá đại diện một phần thu nhập quan trọng của quốc gia và khu vực, theo đó đảm bảo sự sống còn và thịnh vượng của hàng triệu gia đình."

Trong phiên họp này, ITGA sẽ nỗ lực hết sức mình để đảm bảo rằng những nông dân trồng cây thuốc lá một phần hoạt động của quá trình thực hiện chương trình trên. Với mục tiêu đó, những nông dân này sẽ chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn của họ trong bất kỳ nghiên cứu hoặc các dự án thử nghiệm được thực hiện cho những mục đích này.

Ở Việt Nam, ngành thuốc lá trực tiếp sử dụng hơn 20.000 người, khoảng 350.000 lao động thời vụ (từ 4 đến 6 tháng mỗi năm) và hơn 900.000 lao động trên toàn chuỗi cung ứng. Ngành thuốc lá đóng góp gần 1 tỷ USD mỗi năm cho ngân sách quốc gia.

Tại Ấn Độ, thuốc lá đóng góp 3,8 tỷ USD cho ngân khố quốc gia thông qua nguồn thu ngoại tệ và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên khối lượng sản xuất. Các vụ mùa cây thuốc lá còn trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ 38 triệu người tham gia vào sản xuất, chế biến, tiếp thị và xuất khẩu, trong đó bao gồm 6 triệu nông dân và 5 triệu người tham gia vào công việc vấn điếu thuốc lá bidi và tuốt lá tendu.

Thuỳ Duyên