Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản số 1787/TTg-ĐMDN cho ý kiến về đề án tái cơ cấu Tổng công ty SCIC. 

Theo đó, việc nắm giữ vốn, đầu tư dài hạn đối với 19 doanh nghiệp tại đề án chiến lược của SCIC sẽ được thực hiện theo lộ trình. SCIC tiếp tục nắm giữ vốn đầu tư dài hạn đối với 9 doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên Đầu tư SCIC; Công ty TNHH một thành viên Khai thác và chế biến đá An Giang; Công ty CP Cảng Vũng Áng Việt Lào; Công ty CP Đầu tư Bảo Việt SCIC; Tập đoàn Bảo Việt; Công ty TNHH hai thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền; Công ty CP Traphaco; Công ty CP Dược Hậu Giang; Công ty CP xuất nhập khẩu Y tế Domesco.

{keywords}

10 doanh nghiệp còn lại, Thủ tướng yêu cầu SCIC chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc thoái hết vốn nhà nước trong các doanh nghiệp này nhằm đạt được lợi ích cao nhất.

10 doanh nghiệp trong danh sách cần thoái hết vốn gồm: Tổng công ty CP Bảo Minh; Tổng công ty CP tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam; Công ty CP cơ khí & khoáng sản Hà Giang; Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong; Công ty CP Hạ tầng & Bất động sản Việt Nam; Công ty CP Nhựa Bình Minh; Công ty CP sữa Việt Nam; Công ty CP XNK Sa Giang; Công ty CP FPT; Công ty CP viễn thông FPT.

Trong số 10 doanh nghiệp này, việc thoái vốn tại Công ty CP sữa Việt Nam được quan tâm nhiều nhất. Tính theo thị giá cổ phiếu ngày 13/10, vốn hóa thị trường của 10 doanh nghiệp này khoảng 7 tỷ USD, riêng phần SCIC đang sở hữu có giá trị khoảng gần 3 tỷ USD. Riêng với 45,1% cổ phần sở hữu, Vinamilk có giá trị thị trường 2,46 tỷ USD.

Khi thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp, Nhà nước có thể thu về khoảng 4 tỷ USD.

PV