Quả dài đến 40cm, nặng hàng chục kg, giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ… trồng làm thức ăn thay rau hàng ngày.

Trong chuyến công tác Phú Thọ vừa qua, phóng viên có cơ hội được tận mắt chứng kiến những gốc bí sai trĩu quả leo kín các cây bóng mát.

Anh Hà Văn Phái (thôn Lạng, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ) - một chủ hộ trồng nhiều gốc bí “khổng lồ” ở giữa rừng già Xuân Sơn (Vườn quốc gia Xuân Sơn) cho biết, giống bí trên rất kỳ lạ, chỉ ưa leo cây và không bón phân mới ra quả. Nếu ai không biết bón nhiều phân là cây sẽ không những không ra quả mà còn chết ngay.

{keywords}

Giống bí lạ khổng lồ cho quả nặng trên dưới 10kg

{keywords}

...dài 20-40 cm.

Anh Phái cho biết thêm, năm nay nhà anh trồng 4 gốc bí từ đầu năm, cho leo các cây mít, bồng bồng, bưởi... Bí lớn rất nhanh và cho nhiều quả, trung bình mỗi gốc cho trên dưới 50 quả, mỗi quả dài 20-40 cm, nặng trên dưới 10kg/quả. “Bí cho quả ăn rất mát và ngọt, gia đình tôi không bán mà thường dùng để ăn thay rau, hoa quả. Nhiều hôm đi làm nương về mệt, bổ bí ra ăn là hết mệt ngay” - anh Phái hồ hởi khoe.

{keywords}

Giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường ở xã Xuân Sơn trồng bằng cách cho leo các cây bóng mát.

Lý giải về nguồn gốc giống bí lạ khổng lồ này, bà Hà Thị Ăm (70 tuổi) cho biết: “Không rõ bí có từ bao giờ, khi sinh ra đã thấy mọc leo các cây trong rừng và cho nhiều quả, dân bản ăn thấy mát, ngọt nên mang về trồng, đến giờ nhà ai cũng trồng nhiều”.

Ông Bàn Văn Lâm – Bí thư Đảng ủy xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn cho biết: Loài bí xanh lớn này được người dân trong và ngoài xã trồng khá phổ biến, phần lớn bà con dùng để ăn thay cho rau, hoa quả chứ ít bán ra ngoài.

{keywords}

{keywords}

Các quả bí ra sai nặng trĩu các cây bóng mát. “Dù quả rất to, dài nhưng núm rất dai, chắc không bao giờ đứt được đâu” – anh Phái chia sẻ.

{keywords}

 Các phần như dây, ngọn, hoa bí rất giống với giống bí thường.


{keywords}

{keywords}
{keywords}

 Bên trong quả bí khá đặc ruột, ruột trắng thơm, ăn rất ngọt.


{keywords}

 Khi bí chín, bà con dân tộc Mường lại thu hoạch đem để gần bếp, nhằm giúp cho bí bảo quản được lâu, vừa dùng làm thức ăn hàng ngày và làm giống cho vụ sau.


{keywords}

Các dây bí khổng lồ leo cây bóng mát thả quả xuống bên mái nhà sàn người Mường nhìn rất đẹp mắt.


(Theo Dân Việt)