Trong thời gian qua, với sự chủ động, tích cực trong phát triển hội nhập, đặc biệt là sự quyết liệt trong quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD, ngành Ngân hàng Việt Nam đã tạo được sự phát triển theo hướng hiện đại, vững mạnh, có khả năng cạnh tranh và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, tạo được niềm tin đối với công chúng và các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài... Đây là nhận định chung của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội và ngành Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

Vị thế của Việt Nam được nâng lên

GS.TS. Nguyễn Văn Nam Chủ nhiệm Chương trình Khoa học trọng điểm cấp Nhà nước KX01/11-15cho biết, trong 5 năm qua, NHNN vừa phải thực hiện tốt chức năng của ngân hàng trung ương vừa phải chủ trì thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ hệ thống để đảm bảo sự hồi phục và phát triển an toàn, ổn định sau khi những bất ổn tích tụ từ lâu bắt đầu phát tác mạnh.

Với sự kết hợp hài hòa giữa khoa học và thực tiễn, xác định đúng mục tiêu, đề xuất lộ trình hợp lý, các chính sách và giải pháp điều hành của NHNN đã mang lại những kết quả tích cực, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao, nhiều vấn đề “nổi cộm” của ngành ngân hàng đã tích tụ từ nhiều năm trước tưởng chừng khó có thể xử lý được song đã được NHNN giải quyết thành công như vấn đề quản lý thị trường vàng, xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, sở hữu chéo, ổn định tỷ giá, …”.

{keywords}

Điều đặc biệt là những vấn đề này lại được NHNN xử lý hiệu quả trong điều kiện phải thực hiện đa mục tiêu trong điều hành chính sách song hạn chế về nguồn lực tài chính khi không được sử dụng nguồn ngân sách cũng như phải tuân thủ các ràng buộc cân đối vĩ mô khác”, GS Nam nói.

Thời gian qua, NHNN đã không ngừng củng cố quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế; tìm kiếm, mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng nhằm tăng cường huy động hỗ trợ cả về tư vấn, tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam.TS.Trịnh Minh Anh cho rằng, đối với Việt Nam, dấu ấn đầu tiên trong tiến trình hội nhập là việc Việt Nam khôi phục quan hệ bình thường với Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á năm 1992. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế - thương mại với trên 220 nước và vùng lãnh thổ. Cách đây 20 năm Việt Nam đã tham gia ASEAN. 19 năm trước Việt Nam đã chủ động đồng sáng lập ra Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) năm 1996. Tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998 và Gia nhập WTO 9 năm trước. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia nhiều tổ chức và các định chế quốc tế và khu vực khác… “Hội nhập quốc tế hiện nay không còn là xu thế nữa mà đã trở thành một thực tế khách quan”, Ts Anh nhấn mạnh.

Đón đầu hội nhập

PGS.TS. Phạm Văn Linh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW cho biết,NHNNvới vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối của Chính phủ đã nỗ lực chèo lái hoạt động tiền tệ và ngân hàng vượt qua những bất ổn, đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống. “Hoạt động quản lý và điều hành chính sách của NHNN được dịch chuyển tích cực và hiệu quả theo hướng một NHTW hiện đại cả về mặt chức năng, nhiệm vụ và khuôn khổ mục tiêu cũng như điều hành chính sách để đáp ứng những nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh mới”, ông Linh nhấn mạnh.

TS.Trịnh Minh Anh, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho biết, Thứ nhất, NHNN đã chủ động, tích cực hội nhập và hợp tác quốc tế; mở rộng quan hệ với các đối tác, tăng cường huy động hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thứ hai, hoạt động quản lý và điều hành chính sách của NHNN được tích cực dịch chuyển và triển khai hiệu quả theo hướng một NHTW hiện đại cả về chức năng, nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu của HNKT. Bên cạnh đó là cơ sở hạ tầng tài chính không ngừng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu về khả năng kết nối trong hội nhập KT quốc tế về tài chính ngân hàng và hệ thống ngân hàng thương mại giai đoạn 2011 – 2015 đã phát triển mạnh mẽ về sản phẩm dịch vụ, đổi mới trong hoạt động quản trị điều hành và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho rằng Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế của nền kinh tế, trong những năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2011-2015, ngành Ngân hàng Việt Nam đã không ngừng nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền, hạ mặt bằng lãi suất, tăng cường sự tin cậy của chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, những kết quả trên đã được các tổ chức quốc tế và xã hội ghi nhận, đánh giá cao, từ đó góp phần tạo tiền đề vững chắc cho quá trình hội nhập kinh tế của đất nước trong giai đoan tiếp theo.

Phó Thống đốc khái quát 5 thành tựu nổi bật của ngành Ngân hàng trong quá trình hội nhập quốc tế giai đoạn 2011-2015. Thứ nhất,hội nhập quốc tế của ngành Ngân hàng đảm bảo sâu rộng và có hiệu quả. Thứ hai là hoạt động quản lý và điều hành của NHNN đã và đang được đổi mới theo hướng tích cực, minh bạch và hiệu quả, tiệm cần dần thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.Ba là, hạ tầng tài chính không ngừng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu về khả năng kết nối trong hội nhập quốc tế về lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thứ tư, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú, có giá trị gia tăng cao dựa trên nền tảng công nghệ và hệ thống thanh toán hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.Thứ năm, quản trị ngân hàng thương mại, nhất là quản trị rủi ro đã có những chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, từng bước hội nhập quốc tế.

Ngọc Quyết