Theo Chủ tịch HĐQT BIDV, 2011-2015 là một trong những giai đoạn ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất nhưng cũng là giai đoạn thành công nhất từ trước đến nay.

Ông đã đưa ra các đóng góp của ngành ngân hàng vào thành công chung của điều hành kinh tế vĩ mô thời gian qua để lí giải nhận định này.

Tăng trưởng tín dụng thúc đẩy tăng trưởng GDP

Tín dụng đã từng bước lấy lại đà tăng trưởng từ năm 2013 và liên tục liên tục gia tăng trong từng năm, nhất là từ giữa năm 2014 với dự kiến bình quân giai đoạn 2011-2015 sẽ ở mức 12,56%/năm.

Hiện nay tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng đạt con số 4.500 nghìn tỷ đồng tương đương với mức 100% GDP. Nhờ đó, ngành ngân hàng đã có đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng GDP rất tích cực của năm 2015.

Cụ thể, nếu như trước đây tăng trưởng tín dụng trung bình phải ở mức 25-30%/năm mới tạo ra được mức tăng trưởng GDP ở mức 7,5-8%/năm thì nay mức tăng trưởng tín dụng ở mức 13-15%/năm đã có thể tạo ra mức tăng trưởng GDP ở mức 6-6,5%/năm.

CSTT được điều hành theo hướng thận trọng, linh hoạt đã góp phần quan trọng giúp lạm phát giảm bền vững từ mức cao từ 18,13% năm 2011 xuống chỉ còn mức 0,51% so với tháng 12/2014, mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây và sau đó giữ ổn định trong kiểm soát cả giai đoạn.

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Thông qua việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về sản xuất kinh doanh, cơ cấu/tái cơ cấu tài chính, cơ cấu nợ, cung ứng vốn cho doanh nghiệp với các chương trình tín dụng ưu tiên, miễn giảm lãi cho khách hàng, hạ lãi suất, tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng…

Điển hình nhất là chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được triển khai hiệu quả trong thời gian qua. Xuất phát từ thành công của đợt thí điểm tại Tp.HCM, NHNN đã cho phép tổ chức rộng rãi các hội nghị đối thoại 3 bên chính quyền địa phương, ngân hàng và doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành phố trong cả nước.

nay, các tỉnh thành đã tổ chức được trên 440 hội nghị đối thoại, tổng số tiền cho vay theo chương trình đạt trên 570.000 tỷ đồng với hơn 38.000 khách hàng doanh nghiệp và hơn 122.000 đối tượng khác.

{keywords}
Ảnh minh họa: Internet

Hỗ trợ cân đối phát triển kinh tế vùng miền

Ngân hàng hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế, cân đối các vùng miền với các chương trình xúc tiến đầu tư vào Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, miền Trung…; Chương trình phát triển hạ tầng đô thị.

Đặc biệt, NHNN đã chủ động đề xuất và triển khai các chương trình ưu tiên như Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chương trình đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67, Chương trình nhà ở xã hội, đặc biệt các chương trình an sinh xã hội.

Chỉ trong vòng 5 năm tổng số tiền tài trợ ASXH của cả ngành Ngân hàng là 12.700 tỷ, bình quân mỗi năm trên 2.500 tỷ bằng thu ngân sách của 1 tỉnh trung bình của cả nước.

Ngoài ra, bằng nguồn tái cấp vốn NHNN đã trực tiếp hỗ trợ ứng trước cho công tác giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A, hỗ trợ vốn ưu đãi cho các chương trình theo cho vay theo Nghị định 67, đánh bắt thủy hải sản, tái canh cây cà phê, tạm trữ lúa gạo…

3 đề xuất phát triển ngành ngân hàng 2016

Hướng tới các mục tiêu chung của nền kinh tế 2016 và giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ và Quốc hội đưa ra như GDP) tăng khoảng 6,5-7%; kiểm soát lạm phát dưới 5%; tăng trưởng xuất khẩu 10%...Chủ tịch HĐQT BIDV cũng đề xuất một số nội dung phát triển ngành ngân hàng. Cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu 3 lĩnh vực trọng tâm vào đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung cho tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước; Đẩy mạnh quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được tăng trưởng bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ hai, ngành ngân hàng tiếp tục phát huy trọng trách trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng. Ngân hàng Nhà nước xác định điều hành các công cụ chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt chủ động, đảm bảo ổn định hệ thống, tạo thuận lợi cho hoạt động các tổ chức tín dụng với các chỉ tiêu điều hành chủ yếu nên ở mức:Tăng trưởng tín dụng: 15-17%/năm; Tỷ lệ nợ xấu < 3%.

Đặc biệt theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các ngân hàng, một trong những điều kiện tiên quyết là những hỗ trợ của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho các ngân hàng hàng đầu của Việt Nam trong đầu tư ra nước ngoài làm động lực thúc đẩy quá trình hội nhập ngành ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cần có nghiên cứu, hướng dẫn hoạt động của ngân hàng để triển khai các cam kết theo các FTA đặc biệt trước mắt là Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Xuân Thạch