Tờ tiền polymer mệnh giá 100.000 được các đối tượng làm giả rất tinh vi, tuy nhiên với những cách kiểm tra đơn giả đều có thể phát hiện loại tiền này.
Các loại tiền polymer giả đều có thể dễ dàng nhận biết bằng tay hoặc mắt thường qua kiểm tra các yếu tố bảo an như: hình bóng chìm, dây an toàn, in lõm, mực đổi màu. Cách nhận biết dễ nhất là kéo nhẹ ở cạnh tờ bạc, tiền giả làm bằng chất liệu ni lông sẽ dễ bị giãn hoặc rách.
Xem chi tiết tờ 100.000 đồng. (Clcik để xem chi tiết) |
Cách bước kiểm tra
- Soi tờ bạc trước nguồn sáng
Hình bóng chìm: nhìn thấy rõ từ hai mặt, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo, sáng trắng
Dây bảo hiểm: Nhìn thấy rõ từ hai mặt, chạy dọc tờ bạc, có cụm số mệnh giá và chữ “NHNNVN” tinh xảo, sáng trắng.
- Vuốt nhẹ tờ bạc (Kiểm tra các yếu tố in lõm)
Dòng chữ “ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, mệnh giá bằng chữ và bằng số, phong cảnh ở mặt
Ở tiền giả: vuốt nhẹ tay chỉ có cảm giác trơn lì, không nhám, ráp như ở tiền thật hoặc có cảm giác gợn tay do vết dập trên nền giấy, không phải do độ nổi của nét in.
- Chao nghiêng tờ bạc (Kiểm tra mực đổi màu, IRIODIN, Hình ẩn nổi)
- Kiểm tra các cửa sổ trong suốt (số mệnh giá dập nổi và yếu tố hình ẩn)
Cửu sổ lớn có số mệnh giá dập nổi: Là chi tiết nền nhựa trong suốt ở phía bên phải mặt trước tờ bạc, có số mệnh giá dập nổi tinh xảo.
Cửa sổ nhỏ có yêu tố hình ẩn (DOE): Là chi tiết nền nhựa trong suốt, ở phía trên bên trái mặt trước tờ bạc. Khi đưa cửa sổ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng đỏ (bóng đèn sợi đốt, ngọn lửa…) sẽ thấy hình ẩn xung quanh nguồn sáng.
Mảng chữ in siêu nhỏ: được tạo bởi các dòng chữ “NHNNVN” hoặc “VN” hoặc số có mệnh giá lặp đi lặp lại, nhìn thấy rõ dưới kính lúp.
Mực không màu phát quang: là cụm số mệnh giá in bằng mực không màu, chỉ nhìn thấy (phát quang) khi soi dưới đèn cực tím.
Số sêri phát quang: số sêri dọc màu đỏ phát quang màu vàng cam và số sêri ngang màu đen phát quang màu xanh lơ khi soi dưới đèn cực tím.
Mai Anh