Theo đánh giá của TS. Lê Xuân Nghĩa, số lượng nguồn cung bất động sản (BĐS) từ năm 2019 trở đi sẽ giảm dần trong khi cầu tăng lên. Ông Nghĩa dự đoán, năm 2023, thị trường BĐS sẽ tăng nóng. Tuy nhiên, thị trường có thể nóng sớm hơn, bắt đầu từ năm 2021.

Đánh giá thị trường BĐS tại hội thảo Tìm kiếm nguồn vốn cho thị trường BĐS 2016 ngày 23/3 chuyên gia kinh tế - TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, thị trường đang phục hồi trong bối cảnh hoàn toàn khác trước, ổn định và bền vững hơn, không có dấu hiệu bong bóng ít nhất trong vòng 5 năm tới.

So sánh hai giai đoạn bùng nổ của thị trường, ông Nghĩa phân tích, trong vòng 10 năm qua, thị trường có hai lần phục hồi nhưng bối cảnh hoàn toàn khác nhau. Giai đoạn 2005-2007, thị trường phục hồi và tăng trưởng mạnh bởi Việt Nam gia nhập WTO. Khi đó, nhà đầu tư trong và ngoài nước lạc quan thái quá về triển vọng của Việt Nam, tạo sự bùng nổ về đầu tư, thương mại và du lịch trong đó có cả sự bùng nổ của thị trường BĐS.

{keywords}
Bất động sản sẽ tăng nóng?

Tương tự, giai đoạn 2015-2017, thị trường BĐS phục hồi trong thờ(i điểm Việt Nam đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do. Nhưng sự lạc quan của nhà đầu tư ở mức vừa phải, thái độ thận trọng, có sự hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn cả về mặt mạnh và yếu.

Giai đoạn 2005-2007 là thời điểm diễn ra làn sóng đầu tư thứ nhất vào Việt Nam với đặc điểm nhanh nhưng không bền vững. Vốn FDI đăng ký tăng đột biến nhưng giải ngân chỉ đạt khoảng 8-9 tỷ USD, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thể chế kinh tế còn nhiều bất cập. Còn giai đoạn 2015-2017 diễn ra làn sóng đầu tư thứ hai với đặc điểm thận trọng nhưng lại ổn định và bền vững. Chênh lệch FDI đăng ký với vốn giải ngân không lớn.

Lãi suất giai đoạn trước đây tăng mạnh, hiệu quả đầu tư kinh doanh của DN giảm sút nghiêm trọng do chi phí tài chính quá lớn, tâm lý đầu cơ thống trị thị trường. Còn hiện nay, lãi suất khá ổn định, đầu tư kinh doanh khá hiệu quả vì chi phí tài chính không còn quá lớn. Tâm lý đầu cơ vừa phải, lãi suất ổn định, có thể tăng nhưg không đáng kể.

Hiện nay, cầu yếu và đang có xu hướng phục hồi chậm chạp, không có dấu hiệu bùng nổ. Cầu có tăng nhưng cung vẫn lớn, tồn kho giảm từ từ, giá BĐS tăng chậm và tái cấu trúc phân khúc khá ổn định.

Theo ông Nghĩa, tính cả tác động của TPP, năm 2018, thị trường BĐS sẽ cân bằng cung cầu. Nhưng từ năm 2019 trở đi, cầu BĐS sẽ nhiều hơn cung. Dự báo tới năm 2023, thị trường sẽ tăng nóng, nhiều khả năng sẽ có thể sớm hơn, bắt đầu từ 2021.

Báo cáo về thị trường, theo số liệu của Cục quản lý nhà và thị trường BĐS của Bộ Xây dựng, lượng giao dịch thành công của Hà Nội năm 2015 đạt khoảng 20.000 giao dịch, tăng khoảng 70% so với cùng kỳ thời điểm 2014. Tại TP.HCM, lượng giai dịch đạt khoảng 26.000 giao dịch, tăng 1,5 lần so với năm 2014.

Giá BĐS tăng từ 5-6% so với 2014, cá biệt có dự án tăng 10-15%, trong đó căn hộ bình dân có mức tăng thấp nhất, căn hộ cao cấp tăng từ 5-15%.

Theo đánh giá của Cục quản lý nhà và thị trường BĐS, thị trường phát triển nhưng chưa ổn định, lành mạnh, còn thiếu quy hoạch, chưa có kế hoach, chưa bám sát nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp lại chuyển hướng tập trung đầu tư phát triển các dự án cao cấp, chưa chú trọng tới các phân khúc thấp hơn và căn hộ giá rẻ.

Dự báo thị trường BĐS 2016 vẫn còn nhiều thách thức, xu hướng mua bán sáp nhận doanh nghiệp kinh doanh BĐS chuyển nhượng dự án sẽ tiếp tục tăng. Các doanh nghiệp khó khăn sẽ phải điều chỉnh dự án cho phù hợp. Nhiều dự án gặp khó khăn về vốn sẽ được nhà đầu tư mới mua lại thay vì xin cấp mới.

D.Anh