Được mệnh danh là "bác sĩ chuyên chữa bệnh cho những chiếc hộp quẹt cổ", hơn 30 năm qua, ông Hoàng Đình Nghiêm đã "bắt mạch", “chẩn bệnh” và “điều trị” cho không biết bao nhiêu cái hộp quẹt cổ, có cái trị giá hàng chục triệu đồng.
Chẳng có bảng hiệu, chỉ với chiếc ghế, hộp đồ nghề, ngồi một góc trên con đường trung tâm Lê Lợi (Q.1, TP.HCM) nhưng giới thượng lưu, dân "chơi" hộp quẹt cổ hầu như ai cũng biết đến "bác sĩ" Nghiêm. |
"Bác sĩ" Nghiêm tên đầy đủ là Hoàng Đình Nghiêm, năm nay đã 56 tuổi. Ông đã hơn 30 năm ngồi sửa hộp quẹt tại con đường ở trung tâm Sài Gòn này. Ông đến với nghề vì niềm đam mê những cái hộp quẹt. Với ông, sửa hộp quẹt chẳng trường lớp hay ai dạy cả, mới đầu chỉ tự mày mò làm, người có nhu cầu lại nhờ sửa, thế là hình thành cái nghề... Khều đúng vào nhu cầu của dân chơi hộp quẹt thời đó, quầy sửa chữa của ông luôn luôn đông khách và để sống thọ với nghề cái chính là biết sửa và có uy tín... |
Chẳng cần biên nhận, giao hẹn, những khách có nhu cầu sửa hộp quẹt đem hộp quẹt của họ chạy tạt ngang. Họ để hộp quẹt lại cho ông, thế là ông lại lọ mọ, tỉ mỉ tháo chiếc hộp quẹt ra “khám”, rồi mày mò sửa. |
Những chiếc hộp quẹt khách hàng gửi ông sửa, có cái vài trăm ngàn nhưng cũng có cái vài triệu đến vài chục triệu... |
Những cái có giá cao là do thương hiệu, hoặc là đồ cổ, hoặc những chiếc hộp quẹt được sản xuất với số lượng rất ít |
Chiếc hộp quẹt sản xuất từ những năm 1940, ngoài kiểu dáng sang trọng, nó một điểm nổi bật là tiếng "chuông ngân" xuất hiện ngay khi bật nắp. |
"Có những cái hộp quẹt đồ cổ, xưa lắc và cũng có những cái hộp quẹt cả đời tôi chỉ thấy, sửa có một lần", ông Nghiêm nói |
Chiếc hộp quẹt này được sản xuất năm 1900 của khách quen gửi ông sửa |
Có cái sửa nhanh, khoảng 20-30 phút, nhưng cũng có cái phải mày mò, tìm, chế phụ tùng thay thế nên có khi mất cả tuần mới làm xong... Quan trọng là phải "bắt mạch" được nguyên lý hoạt động của các loại hộp quẹt này... |
Có cái sửa nhanh, khoảng 20-30 phút, nhưng cũng có cái phải mày mò, tìm, chế phụ tùng thay thế nên có khi mất cả tuần mới làm xong... Quan trọng là phải "bắt mạch" được nguyên lý hoạt động của các loại hộp quẹt này... |
Một chiếc hộp quẹt “sinh năm” 1913 vừa được ông Nghiêm sửa xong. |
Bộ đồ nghề theo "bác sĩ" Nghiêm hơn 30 năm qua, giúp ông "giữ lửa" cho không biết bao nhiêu chiếc hộp quẹt cổ. |
"Nhờ có duyên với nghề và uy tín nên tôi gắn bó với nghề hơn 30 năm qua", ông chia sẻ. Nói về những người sưu tầm, “chơi” hộp quẹt theo ông Nghiêm, thú “chơi” hộp quẹt xuất phát từ giới công tử, quý tộc Sài Gòn xưa thể hiện “đẳng cấp”.
"Ngày nay, thú 'chơi' hộp quẹt không dừng lại ở việc thể hiện đẳng cấp mà còn là sở thích sưu tập hay lý do... phong thủy. Và không chỉ người hút thuốc mới sưu tập, ngay cả người không hút thuốc cũng sưu tập vì mê vẻ đẹp của những chiếc hộp quẹt cổ, như vị khách quen của tôi, là một giảng viên, không hút thuốc nhưng ông ấy có cả một bộ sưu tập hộp quẹt cổ", ông Nghiêm nói. |
(Theo CA TP.HCM)