Ngành NH luôn là khu vực có tỷ lệ chia cổ tức khá cao, nhưng năm nay tỷ lệ cổ tức có thể giảm mạnh do lợi nhuận kém, thậm chí có thể cổ đông của nhiều NHTM sẽ không được chia cổ tức.
Ngân hàng hết thời khoe lãi khủng
Vì đâu sếp ngân hàng nhất loạt đổ bệnh?
Điểm con số nợ xấu các ngân hàng
'Soi' chỉ số sức khỏe mới nhất của ngân hàng
Vì đâu sếp ngân hàng nhất loạt đổ bệnh?
Điểm con số nợ xấu các ngân hàng
'Soi' chỉ số sức khỏe mới nhất của ngân hàng
Dùng lợi nhuận để giải quyết nợ xấu
Thời điểm này hàng năm, đã có nhiều NHTM thông báo tạm ứng cổ tức đợt 1 trong năm cho cổ đông, dù tiền mặt hay cổ phiếu mùa cổ tức đợt đầu của năm tài chính cũng khá sôi động. Tuy nhiên, đến nay mới có 2-3 NH công bố tạm ứng cổ tức cho cổ đông.
Cụ thể, DongABank đã chia cổ tức 3 quý 2012 cho cổ đông, theo đó bình quân mỗi quý 3% bằng tiền mặt. MaritimeBank cũng thông báo chia cổ tức đợt 1-2012 với tỷ lệ 7%. Trong khi rất nhiều NHTM chưa có kế hoạch tạm ứng cổ tức cho cổ đông.
Lý giải điều này, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia NH, nêu các lý do. Thứ nhất, các NHTM yếu kém thường xuyên khó khăn về thanh khoản, được xếp vào nhóm 3, 4, đang thựchiện các đề án tái cấu trúc theo yêu cầu của NHNN. Theo đó từ đầu năm đến nay, NHNN đã tiến hành nhiều đợt thanh tra các NHTM trên, đã phát hiện nhiều NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao hơn con số báo cáo.
Vì thế những NH này bị hạn chế cho vay, phải trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Điều này có nghĩa lợi nhuận của các NH cũng bị giảm theo. Với các NHTM thuộc nhóm 1, 2 được phép tăng cho vay theo hạn mức 15-17%, nhưng cũng không dám cho vay nhiều vì kiếm khách vay đủ điều kiện và an toàn không dễ, nên chỉ duy trì tín dụng với khách hàng cũ.
Thời điểm này hàng năm, đã có nhiều NHTM thông báo tạm ứng cổ tức đợt 1 trong năm cho cổ đông, dù tiền mặt hay cổ phiếu mùa cổ tức đợt đầu của năm tài chính cũng khá sôi động. Tuy nhiên, đến nay mới có 2-3 NH công bố tạm ứng cổ tức cho cổ đông.
Cụ thể, DongABank đã chia cổ tức 3 quý 2012 cho cổ đông, theo đó bình quân mỗi quý 3% bằng tiền mặt. MaritimeBank cũng thông báo chia cổ tức đợt 1-2012 với tỷ lệ 7%. Trong khi rất nhiều NHTM chưa có kế hoạch tạm ứng cổ tức cho cổ đông.
Lý giải điều này, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia NH, nêu các lý do. Thứ nhất, các NHTM yếu kém thường xuyên khó khăn về thanh khoản, được xếp vào nhóm 3, 4, đang thựchiện các đề án tái cấu trúc theo yêu cầu của NHNN. Theo đó từ đầu năm đến nay, NHNN đã tiến hành nhiều đợt thanh tra các NHTM trên, đã phát hiện nhiều NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao hơn con số báo cáo.
Vì thế những NH này bị hạn chế cho vay, phải trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Điều này có nghĩa lợi nhuận của các NH cũng bị giảm theo. Với các NHTM thuộc nhóm 1, 2 được phép tăng cho vay theo hạn mức 15-17%, nhưng cũng không dám cho vay nhiều vì kiếm khách vay đủ điều kiện và an toàn không dễ, nên chỉ duy trì tín dụng với khách hàng cũ.
Bên cạnh đó, dư nợ nhiều NHTM trong nhóm này đến nay chỉ tăng 2-3%, lợi nhuận kỳ vọng đặt ra đầu năm khó đạt được nên chưa tính đến việc tạm ứng cổ tức cho cổ đông. Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến các NHTM mà gây hệ quả xấu cho các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản và nền kinh tế. Vì vậy, mục tiêu lớn trong việc tái cấu trúc hệ thống NHTM trong năm nay là xử lý nợ xấu.
Kỳ vọng tương lai
Năm 2012 có 32 NHTM được thanh tra toàn diện. Nhiều NHTMCP báo cáo có lãi nhưng qua thanh tra làm rõ thực tế bị lỗ, giảm vốn điều lệ, thậm chí không còn vốn điều lệ. Như vậy, cổ đông của nhiều NHTM khó trông chờ việc nhận được cổ tức năm 2012. Tính đến thời điểm cuối tháng 10, nợ xấu toàn hệ thống chiếm khoảng 8,8-10% trên tổng dư nợ.
Đặc biệt, số NHTM rơi vào nhóm nợ 5 có khả năng mất vốn phải trích dự phòng rủi ro 100% chiếm tỷ lệ khá cao (nhiều NHTM nhóm này nợ 600-800 tỷ đồng). Bên cạnh đó, lãi suất bị khống chế xuống thấp hơn 30-40% so với cuối năm ngoái cũng góp phần khiến lợi nhuận NH sụt giảm.
Trong bối cảnh trên, nhiều NHTM dù kinh doanh không hiệu quả nhưng dự kiến để mùa ĐHCĐ đầu năm sau mới báo cáo cổ đông. Tuy nhiên, cũng có NHTM đã họp ĐHCĐ để thông qua việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2012. Như KienLongBank vừa họp ĐHCĐ thông qua lợi nhuận trước thuế năm 2012 của NH giảm 14,5%, từ 620 tỷ đồng xuống còn 530 tỷ đồng; tỷ lệ chia cổ tức giảm từ trên 12% xuống còn 10%; tổng tài sản và tổng huy động vốn được điều chỉnh giảm so với kế hoạch trước đó; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ điều chỉnh tăng từ 2% lên 3%.
Mới đây, Sacombank công bố lợi nhuận trước thuế đạt 2.259 tỷ đồng, tương đương 66% kế hoạch năm. Nhưng NH này chưa xác định được tỷ lệ cổ tức cho cổ đông vì còn tùy thuộc tỷ lệ trích lập dự phòng theo yêu cầu của NHNN.
Theo một tổng giám đốc NHTM, năm nay nếu các NH chia cổ tức bằng trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn 9-12%/năm cũng đã khả quan. Bởi lẽ trong bối cảnh thị trường hiện nay các NHTM phải chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, chấp nhận giảm lãi và cơ cấu lại các khoản vay.
Bên cạnh đó, các NH phải lo thanh khoản khi thị trường liên NH bị siết, đặc biệt phải xử lý nợ xấu, nên khó có thể hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Điều này có nghĩa các NHTM phải chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận để giữ khách hàng.
Dù cũng đã có NHTM công bố mức lãi cả ngàn tỷ đồng, nhưng so với vốn chủ sở hữu vài chục ngàn tỷ đồng thì tỷ lệ lợi nhuận không cao, chỉ khoảng 15%. Tuy nhiên, theo vị lãnh đạo này, NHTM nào giữ an toàn, không bị nợ xấu gia tăng là thành công, nên chắc chắn cổ đông sẽ hiểu và chia sẻ. Do vậy, cổ đông chỉ có thể kỳ vọng vào tương lai dài hạn khi đầu tư vào cổ phiếu NH.
(Theo SGĐTTC)