“Khách sạn sẽ xử lý như thế nào nếu có người chết?” hay “Nếu ăn cắp khăn tắm, bạn có bị khách sạn kiểm tra?”, là những câu hỏi nóng trường kỳ về những bí mật trong khách sạn, mà mới đây, chuyên gia khách sạn Jacob Tomsky, đã tiết lộ với tờ Dailymail Travel.

Không còn nghi ngờ gì, đồ dùng vệ sinh và khăn tắm là những món đồ thường xuyên bị lấy cắp ra khỏi khách sạn nhất, theo lời của Jacob Tomsky, chuyên gia khách sạn và là tác giả của cuốn Heads in Beds: A Reckless Memoir of Hotels.

{keywords} 

“Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, họ đi quá đà. Họ lấy tất cả mọi thứ từ khăn trải giường, thùng rác bạc nhỏ trong nhà tắm, thậm chí là remote”, Jacob Tomsky chia sẻ.

Khách sạn có kiểm tra vấn nạn này?

{keywords}

Câu trả lời ở đây là không. “Nếu bạn đến nhận phòng, và khi lên phòng, bạn nhanh tay lấy một chiếc áo khăn tắm và cho nó vào vali, rồi gọi điện xuống lễ tân và báo rằng phòng bạn không có hoặc thiếu khăn tắm, thì liệu nhân viên khách sạn có kiểm tra đồ đạc bạn? Đơn giản là họ không thể, vì làm như vậy là bất lịch sự, họ phải giữ tác phong của khách sạn”, theo lời anh Jacob Tomsky.

Còn đối với những đồ dùng vệ sinh trong phòng tắm, như kem đánh răng, dầu gội đầu, mỹ phẩm,…bạn có thể thỉnh thoảng yêu cầu khách sạn cho thêm.

“Những khách sạn lớn thường cất giữ những món đồ phụ khác chẳng hạn như dao cạo râu, kem cạo râu, dép,…để phòng ngờ những trường hợp như trên, nhưng họ không bao giờ để nó trong phòng bạn ngay từ đầu”, Jacob Tomsky nói thêm.

Nếu bạn nói dối về những món đồ trong tủ lạnh mini, khách sạn có tính tiền thêm?

{keywords}

“Những chiếc tủ lạnh mini chính là nơi khó kiểm soát nhất trong khách sạn”, anh Jacob Tomsky chia sẻ với tờ MailOnline Travel.

“Lỗi của con người là yếu tố chủ đạo, để quá nhiều, hoặc không đủ, những chi phí phụ không chính xác về những mặt hàng được chuyển vào khách sạn, nhưng không được tiêu thụ. Tất cả những yếu tố này, đã gây khó khăn cho bộ phận tiếp tân”

“Tuy nhiên, khách sạn quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm của du khách, cũng như độ an toàn và riêng tư của khách hơn là việc bạn ăn một thanh kẹo socola rồi không khai báo”, Jacob Tomsky chia sẻ thêm.

Ngoài ra, theo lời anh Mike Holovacs, hiện đang là trưởng bộ phận quản lý một chuỗi khách sạn lớn ở Mỹ, cũng chia sẻ: “Nếu du khách không dùng những món đồ mà khách sạn đã bày sẵn trong tủ lạnh, khi hết hạn sử dụng, khách sạn cũng sẽ thu hồi và bỏ đi, tạo ra sự phung phí cực kỳ lớn, làm tiêu hao ngân sách khách sạn”.

Nhân viên khách sạn tốn bao lâu để dọn phòng?

{keywords}

Việc lau dọn phòng tùy thuộc vào không gian căn phòng, cũng như tình trạng mà người khách trước để lại.

“Những nhân viên giàu kinh nghiệm thường thực hiện công việc này rất nhanh, tầm dưới 30 phút, nhưng không phải tất cả chi tiết đều được chú ý. Mỗi năm, sẽ có một thời điểm, mà hầu hết những đồ vật trong các phòng bị di dời ra, để nhân viên thực hiện một đợt tổng vệ sinh kỹ lưỡng, tức bao gồm luôn cả tấm thảm dưới sàn”, anh Jacob Tomsky chia sẻ.

Khách sạn chi bao nhiêu tiền vào đồ dùng vệ sinh trong nhà tắm mỗi năm?

{keywords}

Theo đó, khoảng kinh phí này phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô khách sạn và độ đông khách.

Theo một báo cáo mới đây của tạp chí Forbes, các chuỗi khách sạn cao cấp Marriott chi tiêu khoảng 20 triệu USD mỗi năm cho các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên hiệu Thann, thường được nhập khẩu trực tiếp từ khu vực châu Mỹ, và châu Á Thái Bình Dương.

“Thông thường, việc đặt hàng sẽ được thực hiện bởi người quản lý, dựa vào những tính toán theo mức độ khách dùng trong những tháng qua, cũng như nguồn cung cho phép, để có những thay đổi nhất thời, vì suy cho cùng, bạn không muốn là người bị khách kêu tên và phàn nàn về việc không có đủ giấy vệ sinh trong nhà tắm”, anh Jacob Tomsky chia sẻ.

Nhân viên khách sạn có lấy những thứ này về xài?

{keywords}

Từ lâu, hiện tượng nhân viên khách sạn trang trí nhà mình với toàn đồ lấy từ khách sạn là có thật, và chính Jacob Tomsky cũng thừa nhận điều này.

“Nói chung, có những trường hợp món đồ đó không lấy được vì đã quá cũ, không còn sử dụng được nữa, hoặc quá mắc, để phải mạo hiểm việc bị sếp đuổi việc. Nhưng suốt cuộc đời tôi cho đến nay, tôi không bao giờ phải tốn tiền sắm xi đánh giày và luôn có những đôi dép (đính kèm tên và logo khách sạn) để mang mỗi tối”, anh Jacob Tomsky chia sẻ.

Ngoài ra, đối với những cục xà phòng cũ bị các khách sạn thải ra, tổ chức từ thiện Clean The World, đã phát động chương trình hợp tác với các khách sạn để giải quyết vấn đề này.

Theo đó, họ sẽ nhận những xà phòng thừa từ các khách sạn, tái chế chúng thành những thanh mới, và hợp tác với đối tác Global Soap để phân phát chúng cho những nước nghèo trên thế giới.

Nếu có khách chết trong khách sạn, nhân viên sẽ xử lý ra sao?

{keywords}

Ngoài việc khách thuê phòng cố tình tự tử, việc khách đột tử cũng không phải là điều hiếm hoi xảy ra tại các khách sạn.

“Đây không phải là vấn đề mà họ muốn công khai trước dư luận”, Jacob Tomsky giải thích. Nên các quản lý thường yêu cầu các nhân viên thực hiện công việc lau dọn, di dời xác chết một cách cực kỳ kín đáo, bằng cách sử dụng thang máy dành riêng cho nhân viên, hoặc cửa thoát hiểm, với nhân viên đứng phong tỏa khu vực.

Bên cạnh đó, các nhân viên khách sạn đều bị cấm hé môi về chi tiết vụ việc cho bất kỳ ai (thậm chí là người nhà), bao gồm chi tiết về nguyên nhân cái chết, và số phòng.

Liệu nhân viên có quyền truy cập vào két sắt trong phòng khách?

{keywords}

“Không, họ không thể. Cái két như đúng định nghĩa của nó, rất an toàn. Tôi luôn khuyến khích du khách sử dụng nó”, Jacob Tomsky nói.

“Người duy nhất có thể mở những chiếc két sắt này, phòng trường hợp bạn lỡ quên mật khẩu, là trưởng bộ phận an ninh khách sạn, người được huấn luyện và được cấp cho một dụng cụ đặc biệt, để giúp bạn trong tình huống này”, Jacob Tomsky giải thích thêm.

(Theo Dailymail, Motthegioi)