- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ được ký kết vào ngày 8/3/2018 tại San- ti- a- gô (Chi Lê). Không chỉ tác động đến lĩnh vực kinh tế, các chuyên gia kinh tế cho rằng, CPTPP sẽ tác động tích cực đến đến Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tác động toàn diện

Sau khi Hoa Kỳ tuyên bố chính thức rút hỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 nước còn lại đã tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về nội dụng và tên gọi mới của TPP là CPTPP bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2017 diễn ra tại TP Đà Nẵng- Việt Nam.

CPTPP là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, bởi nó không chỉ đề cập đến các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại,… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

CPTPP cũng đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn cao về sự minh bạch đối với hàng hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết chanh chấp có tính chất giàng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình, tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại.

Theo Bộ Công Thương, CPTPP được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất được kết thúc đàm phán trong thời gian gần đây, sẽ tác động đến Việt Nam trên rất nhiều khía cạnh như chính trị- đối ngoại; kinh tế.

Cụ thể, về chính trị- đối ngoại, CPTPP mới sẽ là tập hợp có ý nghĩa các nước trong khu vực, có khả năng đem lại các lợ ích và lợi thế thiết thực, từ đó tác động để các nước cân nhắc tham gia CPTPP, thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Về kinh tế, việc tham gia CPTPP về tổng thể là cơ hội cho Việt Nam.

Hiệp định sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia; Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển.

{keywords}
CPTPP  tác động đến nhiều khía cạnh của Việt Nam.

Không chỉ tác động lớn đến kinh tế, chính trị và đối ngoại của Việt Nam, ông Võ Trí Thành- nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương CIEM còn cho rằng: CPTPP gắn chặt với cải cách thể chế trong các quốc gia, do đó sẽ tạo ra áp lực, cơ hội quan trọng buộc Việt Nam phải cải cách thể chế trong nước trong thời gian tới, hướng đến hoàn thiện môi trường đầu tư- kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bộ Công Thương: Vài trò đi đầu

Có thể nói, CPTPP sẽ mang lại cơ hội, đồng thời tác động toàn diện đến kinh tế, chính trị, đối ngoại của Việt Nam. Song để đảm bảo Hiệp định CPTPP nhanh chóng đi vào cuộc sống, đem lại lợi ích cho DN và người dân Việt Nam, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tiến hành tuyên truyền, phổ biến về nội dung và tác động của Hiệp định tới công chúng.

Trong đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vai trò của Bộ Công Thương trong việc đưa CPTPP vào cuộc sống đặc biệt quan trọng, bởi đây là hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao và nó liên quan đến các lĩnh vực mà Bộ Công Thương đang quản lý như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường, dịch vụ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại,…

Bên cạnh giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành liên quan, Chính phủ cũng tiếp tục cho triển khai việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để thực thi các cam kết của CPTPP. Ngoài ra, Chính phủ cam kết tiếp tục xây dựng một Chính phủ kiến tạo, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, quyết liệt đổi mới và sắp xếp lại DN nhà nước. Đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo sự liên thông giữa các Bộ, ngành để nâng cao tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh, thúc đẩy kết nối và hợp tác giữa các DN trong nước và DN nước ngoài.

Bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế cho rằng, để CPTPP sớm đi vào cuộc sống, mang lại những kết quả quan trọng cho DN và nền kinh tế, bản thân các DN cần chủ động hơn nữa trong việc tận dụng những cơ hội từ CPTPP mang lại. Theo đó, bên cạnh tìm hiểu thông tin, chuẩn bị một tâm thế cạnh tranh khu vực và quốc tế, mỗi DN cần tập trung đổi mới, sáng tạo và nhạy bén trong kinh doanh, có kế hoạch xây dựng năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín về thương hiệu và chất lượng sản phẩm để có chiến lược làm ăn dài hạn trong tương lai.

Sau khi ký kết, Hiệp định CPTPP sẽ được trình để Quốc hội xem xét, thông qua và quyết định việc đưa vào thực hiện theo lộ trình được các nước tham gia CPTPP thống nhất.

 Bảo Linh