- Việc Campuchia, Triều Tiên, các quốc gia châu Phi đang cố gắng sản xuất ô tô riêng khiến thế giới phải chú ý. Tại Việt Nam, chiến lược ô tô đã được thực thi và nhiều Dn lớn đang tham vọng làm chiếc xe thương hiệu riêng của Việt Nam

Triều Tiên ra mắt thương hiệu ô tô riêng

Một số trang mạng và báo chí nước ngoài đưa tin, Triều Tiên vừa công bố ra mắt thương hiệu xe hơi nội địa có tên Naenara, loại xe du lịch trên 5 chỗ ngồi có vẻ bề ngoài không khác nhiều so với các dòng xe cao cấp của Hàn Quốc, Nhật, EU và Mỹ. Naenara sẽ được "trình làng" vào cuối tuần này.

Công ty sản xuất Naenara chính là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Triều Tiên. Việc ra mắt Naenara đã được đơn vị này chuẩn bị từ khá lâu.

{keywords}
Neanara sẽ là thương hiệu ôtô dân sự đầu tiên của Bắc Triều Tiên (Ảnh:North Korean Economy Watch)

Hình ảnh quảng cáo của dòng xe ô tô mới nhất của Triều Tiên xuất hiện từ 6 năm trước tại Hội chợ Thương mại Mùa xuân Bình Nhưỡng lần thứ 13 (tổ chức vào năm 2012). Theo các hình ảnh này, Triều Tiên sẽ sản xuất nhiều dòng xe như xe tải hạng trung và hạng nhẹ, máy kéo, xe thương mại, xe bus, xe du lịch.

Việc Triều Tiên sản xuất thương hiệu ô tô riêng gây chú ý dư luận bởi nước này đang trong hoàn cảnh bị cấm vận. Đây còn là quốc gia có nền kinh tế đóng kín nhất thế giới.

Sự ra mắt của dòng xe du lịch mới này gây chú ý thêm tại Việt Nam bởi trước đó đã có xuất hiện một số xe sản xuất từ Triều Tiên đeo biển Việt Nam chạy trên đường.

Một số nguồn đã đăng ảnh chụp xe gắn logo của Pyeonghwa từng xuất hiện ở TP.HCM vào năm 2013. Pyeonghwa là đơn vị sản xuất xe du lịch duy nhất mà Triều Tiên hợp tác đưa ra thị trường. Do tình trạng ế ẩm ở trong nước, hãng này đã xuất khẩu sản phẩm sang một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

{keywords}
Xe Pyeonghwa từng được đăng ký tại Việt Nam (biển đăng ký xe là biển cũ của TP.HCM)

Ngoài xe du lịch Pyeonghwa, Triều Tiên còn có khả năng tự sản xuất phương tiện công cộng như xe buýt (xí nghiệp xe buýt Chong-jin, xí nghiệp Bình Nhưỡng) và tàu điện (xí nghiệp đường sắt Kim Jong-tae).

Khoảng một nửa xe đang lưu thông tại Triều Tiên được sản xuất từ những năm 50 tới những năm 70 của thế kỷ trước, số còn lại là xe mới nhập khẩu và xe sản xuất trong nước.

Vào tháng 11/2017, ông Kim Jong-un - nhà lãnh đạo của Triều Tiên - đã tới thăm một nhà máy chuyên chế tạo các xe tải cỡ lớn tại Triều Tiên và kêu gọi xây dựng ngành công nghiệp ô tô Triều Tiên sánh ngang tầm thế giới.

Campuchia làm ô tô điện 100 triệu

Mới đây, nước láng giềng cạnh Việt Nam là Campuchia đã đưa một loại xe xanh chạy điện vào sản xuất và đi quảng bá khắp nơi.

Chiếc xe ôtô điện tự chế điều khiển bằng smartphone Angkor EV 2014 ra mắt tại nhà máy ở thị trấn Takhmao, tỉnh Kandal của đất nước Chùa Tháp. Đây được coi là thành tựu lớn của ngành chế tạo còn non trẻ của Campuchia, đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

Angkor EV 2014 có trang bị hệ thống GPS, được chạy bằng điện với vận tốc tối đa 60km/giờ. Điều đáng nói, chiếc xe có thiết kế mở cánh lên trên như những chiếc siêu xe thời thượng. Đặc biệt, giá dòng xe trên chỉ dao động chỉ 100 triệu đồng/chiếc. Xe do nhà sáng chế Nhean Phaloek thiết kế.

{keywords}
Ô tô Angkor EV 2014 của Campuchia ra mắt từ năm 2014

Theo báo chí Campuchia, ý tưởng của nhà sản xuất xe điện Nhean Phaloek có từ năm 2003, đầu tiên sử dụng máy của Honda C100, sau đó model thứ hai và thứ 3 được sử dụng công nghệ tiên tiến hơn. Sau đó, Nhean Phaloek đã trình làng chiếc xe mới vào năm 2010.

Vào giữa năm 2013, chiếc Angkor EV 2013 của nhà thiết kế Nhean Phaloek đã ra đời trong một dự án trị giá 20 triệu USD của công ty Heng. Tuy nhiên, xe bán với mức giá dưới 10.000 USD, vẫn còn cao so với giá xe cũ.

Sau đó, Angkor EV 2014 được ra đời trên cơ sở của Angkor EV 2013 với những thiết kế được đánh giá cao và đặc biệt là có giá rẻ hơn một nửa.

Châu Phi và giấc mơ công nghiệp ô tô

Năm 2007, trường đại học lừng danh MIT của Mỹ tổ chức một chuỗi sự kiện mang tên Vehicle Design Summit 2.0 (VDS), nhằm tập hợp sinh viên từ 30 trường đại học trên thế giới để thiết kế những mẫu ô tô của tương lai. Ðại học Makerere đến từ quốc gia Uganda của vùng Đông Phi là đại diện duy nhất của châu Phi tham dự sự kiện.

Năm 2009, Tổng thống Uganda là ông Museveni đến thăm Ðại học Makerere và lắng nghe ý tưởng của nhóm sinh viên cùng vị giáo sư trở về từ VDS. Ông nhanh chóng ủng hộ dự án này và cấp cho họ một số kinh phí để tiến hành nghiên cứu sản phẩm xe hơi “made in Uganda”. Ông Museveni cũng đặt tên cho chiếc xe tương lai là Kiira.

Năm 2011, thế hệ đầu tiên của xe Kiira ra đời, gây chấn động không chỉ ở Uganda và châu Phi mà còn thu hút sự chú ý của giới công nghệ quốc tế. Bởi đó là lần đầu tiên ở châu Phi có người chế tạo thành công dòng ô tô lai điện, còn gọi là ô tô hybrid, vốn được xem là lĩnh vực chỉ dành cho các tập đoàn của phương Tây và Nhật. Việc xây dựng ngành công nghiệp xe hơi là chuyện không dễ dàng chút nào tại một quốc gia châu Phi đang phát triển như Uganda. 

{keywords}
Chiếc xe Kiira thế hệ đầu tiên, ra mắt năm 2011 - Ảnh: denisnwowu.com

Còn ở Nam Phi, ngành công nghiệp xe hơi đã đóng góp tới 7% GDP của nước này trong năm 2013, mang lại việc làm cho hơn 40.000 người. 

Các quốc gia châu Phi khác như Nigeria, Ghana và Kenya đều đã có dây chuyền sản xuất những mẫu xe hơi của riêng mình.

Trong khi đó, các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới cũng đang đàm phán nhiều dự án tại châu Phi. 

Hãng sản xuất ôtô Volkswagen (VW) của Đức dự định đầu tư tại Tunisia. VW cũng đã hướng tới thị trường Algeria. Trước đó, Hyundai cũng đã xây dựng nhà máy tại Tiaret và Renault xây dựng nhà máy tại Oran, Algeria.

Suzuki cho biết sẽ sớm có một nhà máy tại Saida và Toyota cũng đang đàm phán với chính phủ Algeria để xây dựng một nhà máy lắp ráp ôtô.

Việc các tập đoàn sản xuất ôtô chọn châu Phi để đầu tư trong tương lai chứng tỏ ngành công nghiệp ô tô tại lục địa này có triển vọng bước vào giai đoạn phát triển mới.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)