Ngân hàng lớn nhất thế giới ICBC Standard Bank vừa công bố hoàn tất thương vụ mua lại mảng cất giữ kim loại quý của Barclays, trong đó có hầm chứa vàng ở London.

Theo tờ WJS, ICBC sẽ là ngân hàng Trung Quốc đầu tiên sở hữu một hầm chứa vàng ở London. Thương vụ này là một động thái của ngân hàng Trung Quốc nhằm nâng cao vai trò của mình trong lĩnh vực kim loại quý.

Đối với ICBC Standard Bank, việc sở hữu kho vàng giúp họ gia tăng thêm các dịch vụ cho khách hàng, đồng thời có thêm lợi nhuận ổn định từ việc cho thuê kho cất giữ vàng.

ICBC Standard Bank được thành lập sau khi Trung Quốc mua phần lớn cổ phần của Standard Bank PLC (Nam Phi) vào năm 2015, nhằm thúc đẩy các hoạt động trên thị trường kim loại quý.

{keywords}

Căn hầm này nằm tại một địa điểm bí mật ở London, có thể cất trữ 2.000 tấn vàng cùng các kim loại quý khác

Trong tháng 6 này, ICBC là ngân hàng đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua tham gia vào tổ chức thanh toán bù trừ kim loại quý tại London, nơi các thành viên có thể giao dịch và cung cấp dịch vụ tín dụng cho khách hàng. ICBC cũng là ngân hàng thứ 13 có quyền cung cấp giá để thiết lập hệ thống trên thị trường vàng London.

Theo đánh giá của GoldCore, London được biết tới là nơi giao dịch vào đặc biệt ở góc độ an ninh và quy định chặt chẽ về pháp luật. Nhiều vàng được giữ ở thủ đô Anh một phần là để giữ nó gần nơi nó được buôn bán và cũng vì ở đây an toàn. Một số nhà đầu tư sẽ mong muốn giao dịch tại ở London hơn, so với Trung Quốc.

Căn hầm này nằm tại một địa điểm bí mật ở London, và có thể cất trữ 2.000 tấn vàng cùng các kim loại quý khác như bạc, platinum... Các nhà đầu tư, thợ kim hoàn và nhiều quốc gia có thể lưu trữ vàng tại đây. Khoảng 20% tất cả vàng của các chính phủ trên thế giới là ở London. Tổng cộng là 6.256 tấn vàng ở trong hầm và ở trong, quanh vùng London với trị giá 172 tỷ bảng (248 tỷ USD).

Năm 2012, Barclays đã mở cửa kho vàng do nhu cầu tích trữ vàng tăng mạnh trong những năm gần đây. Kho chứa vàng phục vụ nhu cầu tích trữ kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim cho các nhà đầu tư tổ chức, các quỹ, ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại.

Kinh doanh kim loại ngày càng bùng nổ tại Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước này đã thống trị lĩnh vực quặng sắt và chiếm lĩnh phần lớn giao dịch kim loại sắt trên thị trường Thượng Hải. Nhu cầu vàng của Trung Quốc rất lớn, chiếm 1/4 thị trường toàn cầu, nhưng giao dịch vàng chủ yếu vẫn diễn ra ở các ngân hàng châu Âu và các thị trường như London và New York.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, lực mua vàng hơn 200 tấn hàng năm của Trung Quốc có thể vượt qua cả lượng dự trữ của 20 quốc gia. Hiện Trung Quốc là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới.

Nam Hải