Hàng nghìn container phế liệu tồn ở các cảng biển. Hải quan cho rằng do phế liệu không đáp ứng điều kiện nhập khẩu. Còn các doanh nghiệp lý giải có lý do từ sự thay đổi chính sách, nếu có biện pháp đúng thì hoàn toàn có thể giảm được số lượng phế liệu tồn này.

Nhiều lý do khiến rác nhập khẩu tồn ở cảng

Theo Tổng cục Hải quan, lượng phế liệu tồn tại cảng Cát Lái - TP.HCM tính đến ngày 25/7/2018 là gần 3.600 container, trong đó có tới hơn 2.400 container tồn quá 90 ngày.

Số liệu container phế liệu tồn tại cảng Hải Phòng tính đến ngày 5/7/2018 là gần 1.500 container (trong đó 1.342 container là phế liệu nhựa, tăng thêm 228 container so với ngày 5/6/2018).

Lý giải nguyên nhân, Tổng cục Hải quan cho rằng: Nhiều lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nên doanh nghiệp không đến làm thủ tục hải quan hoặc không được cơ quan hải quan giải quyết thủ tục thông quan.

“Điều này dẫn đến tình trạng một lượng lớn các loại phế liệu nhập khẩu đang tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam, chủ yếu là nhựa, giấy, sắt thép phế liệu”, Tổng cục Hải quan cho biết.

{keywords}
Phế liệu tồn tại ở cảng biển có nhiều nguyên nhân. 

Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp cho rằng đó chỉ là một phần nguyên nhân khiến hàng nghìn container tồn ở cảng biển.

Theo một doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu, hàng phế liệu tồn ở cảng còn do thay đổi quản lý cấp phép nhập khẩu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cụ thể, ngày 9/9/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 41/2015/TT-BTNMT thống nhất việc cấp phép nhập khẩu phế liệu trực thuộc Bộ này, đây là việc làm đúng để có thể quản lý chặt các doanh nghiệp nhập khẩu nhựa phế liệu. Những năm trước đó, việc cấp phép này thuộc về Sở TN-MT các tỉnh, khoảng 25 giấy phép được cấp trong cả nước, đa số hết hiệu lực vào cuối năm 2017.

Trước năm 2017 các doanh nghiệp không mặn mà gì với việc nhập khẩu nhựa phế liệu do không cạnh tranh được với các doanh nghiệp của Trung Quốc, vì vậy năm 2016-2017 rất ít doanh nghiệp xin cấp giấy phép theo quy định mới của Bộ TN-MT.

“Nhưng đầu năm 2018, đúng lúc Trung Quốc cấm nhập khẩu nhựa phế liệu, doanh nghiệp tái chế nhựa vội vàng xây dựng nhà máy đáp ứng điều kiện cấp phép nhập khẩu của Bộ TN-MT. Tuy nhiên, để đầu tư bài bản theo đúng yêu cầu của Bộ, cần ít nhất là 12-24 tháng. Hàng nhập đang trên biển, Sở TN-MT không có chức năng cấp phép nữa, hạ tầng kỹ thuật của nhà máy chưa hoàn thiện, đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng hàng phải tồn cảng”, vị lãnh đạo DN này tiết lộ.

Mặt khác, theo phản ánh của nhiều DN, hàng tồn ở cảng còn do quy chuẩn QCVN 32 khó thực hiện trong thực tiễn.

Cụ thể, QCVN 32 là quy định tiêu chuẩn nhựa phế liệu nhập khẩu, do Bộ TN-MT ban hành, để kiểm soát chất lượng nhựa phế liệu nhập khẩu. Mặt hàng nhựa phế liệu là hàng phi tiêu chuẩn, doanh nghiệp có cố gắng đến đâu cũng khó đạt được quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

“Chỉ cần hai tiêu chí của QCVN32 là: nhựa phế liệu phải sạch và tạp chất không quá 2% đã làm khổ doanh nghiệp. Sạch là một khái niệm ước lệ khó đo đếm, con số 2% là con số đánh đố! Thực chất, khó có thể tách tạp chất trong lô hàng ra để cân đo 1% hay 2% hoặc 3%”, đại diện DN một DN khác cho hay. 

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác khiến tình trạng phế liệu tồn ở cảng càng thêm trầm trọng, như quy định hải quan, DN kinh doanh cảng...

Phế liệu bị tồn ở cảng là điều không nhiều doanh nghiệp mong muốn. Ngược lại, DN nhập phế liệu về sản xuất lại đang chịu nhiều thiệt thòi khi hàng tồn ở cảng. “Nhiều doanh nghiệp đã trả tiền hàng cho bên bán, nhà máy đóng cửa vì không có nguyên liệu sản xuất, công nhân bỏ về quê, thiệt hại rất lớn. Doanh nghiệp không dám kêu vì dư luận đang hiểu không đúng về nhựa phế liệu”, đại diện một DN ngành nhựa than thở.   

Cách nào giảm lượng container tồn ở cảng?

Ông Mai Xuân Thành, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp lên Cổng thông tin một cửa quốc gia danh sách DN được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu cho sản xuất nhập khẩu phế liệu. Cơ quan hải quan sẽ có cơ sở đối chiếu, tránh trường hợp hải quan không được yêu cầu DN phải xuất trình bản chính để so sánh đối chiếu.

Đồng tình với giải pháp này, lãnh đạo DN nhập khẩu nhựa phế liệu cho rằng: Bộ Tài nguyên và Môi trường nên cho phép các công ty có giấy phép do Sở TN-MT cấp được gia hạn thêm 5 tháng cuối năm 2018 để nhận các lô hàng đang tồn cảng nhằm mục đích giải phóng hàng tồn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguyên liệu sản xuất.

Bên cạnh đó, các DN đã đầu tư hàng trăm tỷ xây dựng nhà máy. Cho nên nếu dừng cấp phép nhập phế liệu họ sẽ phá sản kéo theo hệ luỵ đối với các ngân hàng cho vay vốn. Do đó, việc quản lý Nhà nước, thay đổi các văn bản pháp luật cần phải có lộ trình để các doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh

Đáng chú ý, DN này đề nghị Bộ GTVT cần yêu cầu hãng tầu chỉ cho xếp hàng lên tầu đối với các doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực. Như vậy, sẽ buộc doanh nghiệp nhập khẩu phải có trách nhiệm với lô hàng của mình đến cùng, nếu không họ sẽ bị tước giấy phép nhập khẩu. “Sẽ không còn những lô hàng tồn cảng do doanh nghiệp đứng tên nhận hàng rồi bỏ hàng như trước”, vị này khẳng định.   

Theo các chuyên gia, việc hàng hoá tồn đọng xuất phát từ quản lý nội tại của chúng ta chứ không phải do bên ngoài quyết định. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, trong vòng 3 tháng sẽ giải phóng 90% hàng tồn cảng và không còn hàng tồn cảng trong tương lai.    

H.Duy

3 container xe Toyota cũ nhập khẩu khai báo là... lốp ôtô

3 container xe Toyota cũ nhập khẩu khai báo là... lốp ôtô

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong 3 container có chứa 5 xe ô tô 7 chỗ ngồi hiệu Toyota đã qua sử dụng, thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu. 

Phát hiện 3 container đựng hàng nghìn máy điều hòa lậu từ Nhật

Phát hiện 3 container đựng hàng nghìn máy điều hòa lậu từ Nhật

Hàng nghìn bộ máy điều hòa nhiệt độ đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, xuất xứ Nhật Bản vừa bị bắt giữ tại cảng Mái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Hơn 200 container biến mất: Xử lý nghiêm hải quan vi phạm

Hơn 200 container biến mất: Xử lý nghiêm hải quan vi phạm

Tổng cục Hải quan cho hay sẽ xử lý nghiêm những công chức có hành vi sai phạm trong việc 213 container hàng quá cảnh bị “hô biến”.

10 container rượu Vodka vô chủ ở Hải Phòng

10 container rượu Vodka vô chủ ở Hải Phòng

10 container rượu vodka các loại được đưa về cảng Hải Phòng hàng năm nay nhưng chưa có chủ hàng đến nhận.

Hàng triệu USD trong 5.000 container quên ở Hải Phòng

Hàng triệu USD trong 5.000 container quên ở Hải Phòng

 Hiện cảng Hải Phòng đang tồn đọng gần 5.000 container hàng hóa, biến nơi đây thành bãi phế liệu bất đắc dĩ.