- Bộ GTVT vừa ban hành văn bản cho phép đóng thử nghiệm 2 tàu khách bằng vật liệu PPC để Cục Đăng kiểm Việt tập hợp các số liệu thu thâp được về an toàn kỹ thuật làm căn cứ nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi bổ sung Tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho loại tàu đóng bằng vật liệu này.

Cụ thể, văn bản số 5623/BGTVT-KHCN do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật ký ngày 26/5/2017 gửi Cục Đăng kiểm về việc thiết kế, chế tạo thử nghiệm phương tiện thủy đóng bằng vật liệu PPC làm cơ sở nghiên cứ để bổ sung, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho tàu PPC.

{keywords}
Các doanh nghiệp đóng tàu PPC đang đề nghị Cục Đăng kiểm cấp giấy chứng nhận đăng kiểm để tàu chở khách PPC được hoạt động.

Văn bản cho biết: Bộ GTVT nhận được văn bản số 06/VB-JBT ngày 5/5/2017 của Công ty cổ phần công nghệ James Boat về việc thiết kế và chế tạo thử nghiệm hai tàu khách F55 và F65 bằng vật liệu PPC. Trên cơ sở ý kiến đề xuất của Cục Đăng kiểm Việt Nam tại văn bản số 2689/ĐKVN-TS ngày 24/5/2017, Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận cho phép thiết kế, chế tạo, sử dụng thử nghiệm 2 mẫu phương tiện này để làm cơ sở nghiên cứ, thử nghiệm, ứng dụng vật liệu PPC trong đóng phương tiên thủy tại Việt Nam.

Bộ GTVT yêu cầu Cục Đang kiểm VN và Tổ công tác về tàu PPC do Bộ GTVT thành lập có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế, giám sát kỹ thuật cho 2 phương tiện tàu thủy F55 – F65 trên cơ sở phải đảm bảo tuyệt đối an toàn và theo quy định hiện hành.

Trong giai đoạn chạy thử nghiệm, tập hợp các số liệu thu thâp được về an toàn kỹ thuật để làm căn cứ nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi bổ sung Tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho loại tàu đóng bằng vật liệu PPC.

Giao Cục Đăng kiểm VN chủ động tổ chức triển khai việc chế tạo, thử nghiệm 2 tàu khách trên theo như đề xuất tại văn bản 2689 ngày 24/5/2017 về việc chế tạo thử nghiệm hai tàu F55 – F65 bằng vật liệu PPC, báo cáo Bộ nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Cũng trong cùng ngày 26/5, Cục Đăng kiểm có báo cáo số 2765/ĐKVN-TS gửi Bộ trưởng Bộ GTVT về nội dung trả lời các vấn đề liên quan đến việc đăng kiểm tàu PPC do Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chất vấn.

Cụ thể, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT bằng văn bản hai nội dung: 1. Cơ sở để ban hành Thông tư 43 quy định Quy chuẩn Kỹ thuật QG về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu PPC?; 2:Tại sao Công ty Việt – Séc (KCN Đông Xuyên, Tp.Vũng Tàu) gửi hồ sơ đăng kiểm tại Cục ĐKVN đến nay vẫn chưa giải quyết? Đề nghị Cục ĐKVN khẩn trương giải quyết để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.

Tại văn bản trả lời do Cục trưởng Cục ĐKVN ký cho biết, để tháo gỡ cho doanh nghiệp, Cục ĐKVN đã có hướng dẫn cụ thể cho cty Việt – Séc về việc thực hiện các công việc cần thiết nhằm đảm bảo công tác đăng kiểm cho phương tiện được thực hiện theo đúng quy định. Hiện nay, Cục ĐKVN đã hoàn thành việc xem xét hồ sơ thiết kế kỹ thuật và gửi nhận xét thiết kế cho công ty Việt Séc để hoàn thiện hồ sơ.

Trước đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đã nhận được chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc chuẩn bị các nội dung báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo Công văn số 5178 ngày 19/5/2017 của Văn phòng Chính phủ liên quan tới đơn thư kêu cứu lên Thủ tướng của đơn vị đóng tàu PPC về việc Thông tư 43 cản trở sự phát triển của họ.

Liên quan đến việc Bộ GTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 95: 2016/BGTVT) về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu polypropylen copolyme (vật liệu PPC). Thông tư số 43/2016/TT-BGTVT ngày 20/12/2016 đã mâu thuẫn khi chỉ cho phép đăng kiểm tàu khách chở dưới 12 người trong khi Cục ĐKVN đã cho đăng kiểm tàu khách PPC chở khách đến 56 từ trước khi Thông tư 43 ra đời.

Quy định này của Bộ GTVT khiến các doanh nghiệp đóng tàu PPC khó khăn. Họ đã gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ để được gỡ khó về vấn đề này.

Doanh nghiệp đóng tàu kêu cứu lên Thủ tướng

Doanh nghiệp đóng tàu kêu cứu lên Thủ tướng

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã ban hành Thông tư số 43 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu PPC. 

Phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất, PVN sẽ mất ít nhất 5.000 tỷ đồng

Phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất, PVN sẽ mất ít nhất 5.000 tỷ đồng

 Kể từ khi nhận bàn giao DQS từ Vinashin, PVN đã chuyển cho DQS hơn 5.095 tỷ đồng bao gồm 1.900,5 tỷ đồng góp vốn điều lệ và gần 3.105 tỷ đồng thanh toán nợ.

Đã không thể cứu vãn Nhà máy đóng tàu Dung Quất?

Đã không thể cứu vãn Nhà máy đóng tàu Dung Quất?

Mặc dù Tập đoàn Dầu khí đã có nhiều nỗ lực nhằm cứu Nhà máy đóng tàu Dung Quất thoát khỏi nguy cơ phá sản nhưng ở thời điểm này, theo Bộ Công Thương, phải có những giải pháp mạnh để xử lý dự án này.

Di Linh