Quy định mua bảo hiểm cháy nổ tại chung cư được ban quản lý xem nhẹ, trong khi đó người dân cũng thờ ơ với vấn đề này. Sau vụ cháy Carina, dân chung cư mới tá hoả đi mua bảo hiểm để phòng hoạ.

Không biết về bảo hiểm cháy nổ

Ở chung cư gần 5 năm nay nhưng thực tế anh Ngô Minh Tùng (chung cư ở Hà Đông) không hề biết tới bảo hiểm cháy nổ. Tại dự án của anh đang sinh sống, ban quản lý toà nhà cũng như các cư dân không mấy ai quan tâm tới vấn đề này.

Sau vụ cháy chung cư ở TP.HCM, đọc báo anh Tùng mới nghĩ tới bảo hiểm cháy nổ tại chung cư. Khi hỏi ban quản trị toà nhà, anh Tùng nhận được câu trả lời của nhân viên rằng sẽ hỏi lại và trả lời sau.

“Việc mua bảo hiểm cháy nổ thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư vì tiền bảo hiểm này đã được tính trong giá bán nhà”, anh Tùng nói. Lo lắng cho gia đình, anh Tùng mới bắt đầu tìm hiểu các loại hình bảo hiểm chung cư để mua.

{keywords}
Người dân không quan tâm tới bảo hiểm cháy nổ

Tương tự như anh Tùng, nhiều cư dân sống tại chung cư khi được hỏi về vấn đề này đều lúng túng. Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai, đại diện cư dân CC Carina Plaza, cho biết hầu hết các hộ dân tại đây đều không biết quy định về bảo hiểm cháy nổ.

Nhiều người không biết được dự án mình đang sinh sống đã có bảo hiẻm cháy nổ hay không. Điều đáng nói là nhiều người dân sống trong các khu chung cư cao tầng còn rất mơ hồ về quy định này.

Rủi ro cháy nổ với các toà nhà cao tầng thuộc diện bắt buộc mua bảo hiểm và đã được pháp luật quy định, song các chủ đầu tư không mấy khi quan tâm, vì vậy thực tế có rất nhiều chung cư chưa mua bảo hiểm.

Nguyên nhân khiến các quy định này không đi vào cuộc sống là do công tác quản lý còn lỏng lẻo, đơn vị quản lý và người dân một phần vì sợ tốn kém, một phần chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng khi xảy ra sự cố cháy nổ.

Tại các dự án có mua bảo hiểm cháy nổ, phần lớn các ban quản lý chỉ mua bảo hiểm phần sở hữu chung của chung cư như nhà để xe, nhà cộng đồng, hành lang bao quanh chung cư, cầu thang, thang máy... Mức phí được trích từ quỹ bảo trì chung cư. Những diện tích thuộc sở hữu riêng như tầng thương mại, các căn hộ... do người dân phải tự mua.

Theo các văn bản pháp luật hiện hành thì việc mua bảo hiểm cháy nổ là bắt buộc đối với chung cư từ năm 2003. Việc bảo hiểm cháy nổ cho tòa nhà, ngoài quy định tại luật Nhà ở, hệ thống pháp luật về bảo hiểm cũng có quy định rất rõ. Trong quá trình xây dựng công trình tòa nhà, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm. Còn khi đã hoàn thiện, bàn giao, cư dân sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm cho căn hộ mình ở.

Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ có hiệu lực từ ngày 15/4, quy định: đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ gồm: nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị; các loại hàng hoá, vật tư bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm.

Nháo nhào đi mua bảo hiểm

Chứng kiến những hậu quả của vụ cháy chung cư, nhiều người dân đã tìm hiểu để mua bảo hiểm cho căn hộ của mình. Anh Nguyễn Long Thành (chung cư cao cấp ở quận Hai Bà Trung) chia sẻ, anh vừa mua gói bảo hiểm chỉ khoảng 1 triệu đồng/năm. Đây là loại hình bảo hiểm rủi ro cháy nổ của một đơn vị trong nước cung cấp.

“Số tiền mua bảo hiểm mỗi năm so với các khoản chi tiêu khác thì không hề lớn. Không ai mong muốn cháy nổ, nhưng mua bảo hiểm cũng an tâm hơn”, anh Thành chia sẻ.

{keywords}
Chung cư ngày càng nở rộ

Mua bảo hiểm được 3 năm, chị Hoàng Thị Mai (Đống Đa, HN) là số ít người dân biết tới bảo hiểm cháy nổ. Khi mua nhà, chị Mai cũng không hề quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên, khi làm thủ tục vay vốn ngân hàng, chị được yêu cầu bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ trong suốt thời gian vay. Chính vì thế, mỗi năm chị phải đóng thêm một khoản 2 triệu đồng để mua bảo hiểm cháy nổ tại một đơn vị bảo hiểm đối tác của ngân hàng.

“Đúng là khi mua bảo hiểm cháy nổ, thấy tiếc tiền nhưng giờ cháy chung cư ầm ầm mình nghĩ lại rồi. Có bảo hiểm cũng yên tâm hơn”, chị Mai nói.

Đại diện một chủ đầu tư cho biết, chỉ mới có một vài hộ tự mua, còn một số hộ khác khi vay vốn ngân hàng để mua nhà, do yêu cầu về mặt thủ tục với ngân hàng, họ bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ nhưng số lượng này không nhiều

Theo khảo sát, hiện các sản phẩm bảo hiểm cháy nổ tương đối phổ biến trên thị trường và được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như Pjico, Bảo Việt, Bảo Minh, BIC triển khai. Phạm vi bảo hiểm rộng, có bảo hiểm cho tài sản có bên trong mỗi căn hộ chung cư, bao gồm từ đồ gỗ, các thiết bị điện dân dụng, đến quần áo, tư trang, đồ trang sức của cá nhân mà không phải liệt kê danh sách khi mua.

Trước những hậu quả từ các vụ cháy nổ gần đây, người dân chung cư nên mua bảo hiểm để bảo vệ chính mình.

Duy Anh

Vụ cháy 13 người chết: Lộ diện ông chủ đại gia xây nhà khắp Sài Gòn

Vụ cháy 13 người chết: Lộ diện ông chủ đại gia xây nhà khắp Sài Gòn

Sau thảm họa cháy chung cư Carina chết 13 người, giật mình khi biết ông chủ đại gia BĐS này đang xây hàng loạt chung cư khắp Sài Gòn.

17 cao ốc Hà Nội nguy cơ phòng cháy, chữa cháy 'không có khả năng khắc phục'

17 cao ốc Hà Nội nguy cơ phòng cháy, chữa cháy 'không có khả năng khắc phục'

Vụ cháy chung cư Carina Plaza ở Sài Gòn xảy ra gây nhiều thiệt hại nặng về về con người. Còn ở Hà Nội, nhiều chung cư cũng trong tình trạng báo động về phòng cháy chữa cháy.

Hoảng sợ sống cùng thảm họa, dân Hà Nội đồng loạt đi phản đối

Hoảng sợ sống cùng thảm họa, dân Hà Nội đồng loạt đi phản đối

Hàng ngàn cư dân sống chung cư hoảng sợ khi biết mình phải đối mặt hàng ngày với thảm họa cháy nổ.