Giao dịch tại Vân Đồn và Bắc Vân Phong gần như bị đóng băng hoàn toàn, gần như không có giao dịch nào. Nhiều đại gia Hà Thành bỏ hàng trăm tỷ găm đất giờ đang ăn quả đắng, bất lực nhìn tiền vốn chết chìm trong đất hoang.
Sau cơn sốt đất từ đầu năm, tại các khu vực từng được kỳ vọng sẽ lên thành đặc khu, thị trường bất động sản gần như đóng băng. Xuân Thành, một môi giới nhà đất vừa từ Vân Phong (Khánh Hòa) trở về Hà Nội sau khoảng thời gian dài “kiếm ăn tại miền đất hứa”, nhận xét: “Một cuộc tháo chạy của các đầu tư và môi giới nhà đất cũng lao đao”.
Là một môi giới bất động kiêm đầu tư nhỏ lẻ, Thành chuyển địa bàn hoạt động từ Hà Nội vào Vân Phong cách đây nửa năm. Nhờ tới khá sớm và tranh thủ vài mối quan hệ, Thành nhanh chóng chiếm được địa bàn. Thành cho hay nhiều nhà đầu tư bỏ ra hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng để mua đất nông nghiệp với mục đích phân lô bán nền để kiếm lợi nhuận.
Theo Thành, hiện ở Vân Phong, môi giới nhà đất không còn nhiều. Hầu hết văn phòng giao dịch, môi giới BĐS ở đây đều đóng cửa. Tại các dự án phân lô bán nền, không còn hình ảnh các nhân viên tư vấn ùa ra đường chào mời khách hàng đến hỏi mua một cách rôm rả. Có nơi còn tháo cả bảng dự án khu dân cư. “Cò thì gãy cánh hoặc bay đi hết rồi. các nhà đầu tư nhỏ, giới chuyên 'lướt sóng' không có cơ hội”, Thành nói.
Thành cũng đang vướng vào hai lô đất do chưa kịp “lướt sóng”. Thời gian ăn ngủ vật vờ tại đây với kỳ vọng thông qua Luật đặc khu giá đất tăng cao đã khiến cho Thành xanh xao. Cuối cùng, Thành đành phải rời về Hà Nội và hy vọng quay trở lại bán nốt lô đất trong thời gian tới.
Ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội môi giới BĐS Khánh Hòa, cho hay, một số nhà đầu tư, nhà đầu cơ lướt sóng, tranh thủ khi luật chưa thông qua đã mua đất, đón đầu. Bây giờ, việc tạm dừng tách thửa, chuyển mục đích, chuyển nhượng để đợi Luật đã ảnh hưởng rất lớn đến các đối tượng này.
Đây là cũng là một tín hiệu tốt, khi mà trong thời gian qua, thị trường bất động sản tại các đặc khu quá nóng, ít nhiều gây cản trở cho nhà đầu tư lớn khi họ vào đây. Bây giờ, thị trường bình lặng, ổn định, các nhà đầu tư nhỏ, đầu tư lướt sóng không có cơ hội làm mình làm mẩy, gây rối loạn thị trường, tạo tâm lý tốt cho các nhà đầu lớn.
Tương tự như vậy, tại Vân Đồn hay Phú Quốc, môi giới nhà đất như Thành cũng đều rời bỏ thị trường. Tại Phú Quốc, thị trường đã hạ nhiệt, rất nhiều văn phòng môi giới bất động sản đã tháo chạy khỏi đảo ngọc.
Cò đất náo loạn
Theo khảo sát của HH môi giới BĐS Việt Nam, sau thời điểm chưa thông qua Dự án luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, giao dịch BĐS ở đây gần như “đóng băng”. Các nhà đầu tư, nhân viên môi giới có một cuộc tháo chạy ồ ạt khỏi thị trường này. Hiện giá đất tại khu vực vẫn giữ ở mức cao nhưng thanh khoản rất thấp.
Những tháng đầu năm 2018, thị trường BĐS Phú Quốc sôi động bởi các nhà đầu tư TP.HCM và Hà Nội đổ xô về gom đất khiến giá đất tăng nhanh chóng. Với tốc độ di dân từ các vùng ra Phú Quốc như hiện nay, nhu cầu đất nền vẫn rất nóng. Tuy nhiên, đó là những khu phân lô phù hợp quy hoạch, chuẩn mực về pháp lý, hạ tầng.
Giao dịch đất nền trong các khu dân cư 67,5 ha, 10 ha, Khu dân cư Suối Lớn vẫn diễn ra tương đối, giá giao dịch vẫn tăng nhẹ. Các khu phân lô tự phát, không được phê duyệt dự án thì đóng băng, ít giao dịch.
Đất công, đất đô thị có quy hoạch tốt, vị trí đắc địa thì giá vẫn tăng nhưng chậm lại. Giao dịch không đáng kể, hầu như bị chững lại so với quý I/2018, tuy nhiên chỉ với diện tích vừa và nhỏ.
Thị trường BĐS tại Vân Đồn vẫn tiếp tục giao dịch sôi động ở cả phân khúc đất dự án lẫn đất thổ cư trong dân. Số lượng Sàn giao dịch BĐS và nhân viên môi giới tự do tăng lên đột biến, lượng nhà đầu tư từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đến Vân Đồn để đầu tư, lướt sóng cũng được ghi nhận tăng kỷ lục.
Theo HH môi giới BĐS Việt Nam, sự kiện Quốc hội dừng thông qua Luật đặc khu được xem là cơ hội để sàng lọc nhà đầu tư, sàng lọc thị trường, giúp môi trường kinh doanh bất động sản ở các vùng dự kiến lên đặc khu chuyên nghiệp hơn.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư thứ cấp, môi giới chụp giật trong thời gian tới sẽ có những khó khăn. Sẽ xuất hiện những cuộc tháo chạy để thu hồi vốn, từ đó các cuộc khiếu nại, khiếu kiện với những giao dịch, buôn bán bằng giấy tay sẽ phát sinh.
Nam Hải
Đại gia ôm đất đặc khu dính đòn: Giá đổ dốc, nhà đầu tư tháo chạy
Đại gia ngoại bất ngờ quay đầu bán cổ phiếu và không còn duy trì tình trạng tiền mặt 0%. Tỷ trọng cổ phiếu bất động sản cũng giảm xuống.
Chặn sốt đất đặc khu: Quyết định khiến dân đầu cơ lo sợ
Xử lý mạnh tay tình trạng vi phạm về đất đai của các địa phương đối với khu vực dự kiến thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Cơn sốt đất nền: 'Buôn' đặc khu, 'săn' quy hoạch
Từ đầu năm tới nay, giá đất nền khắp cả nước, từ Cần Thơ đến Nha Trang, Đà Nẵng và miền Bắc là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, giá đất nền đang tăng chóng mặt, tạo nên cơn sốt kéo nhiều người tham gia.
Mua 800 triệu, bán 18 tỷ: Đất đặc khu sốt cực điểm, lãi khổng lồ
Cơn sốt đất Phú Quốc, Vân Đồn khiến các nhà đầu tư đổ xô đi đầu tư. Có lô đất giá 800 triệu đồng, nhưng chỉ sau 3 năm đã lên tới 18 tỷ đồng, có lô đất chỉ 2 tiếng sau đã nhảy lên gần 6 tỷ đồng.