Cuộc cạnh tranh của các hãng xe công nghệ ngày càng quyết liệt dù đại gia lớn là Uber đã rời bỏ thị trường. Nhiều đơn vị trong nước đang tìm cách đấu lại ông lớn nước ngoài để lấy lại thế trên sân nhà.

Grab không còn một mình một chợ

Khi Uber rút khỏi Đông Nam Á thông qua sáp nhập vào Grab, ứng dụng Vato đang nhận được sự quan tâm lớn từ người dùng ngay sau khi nhận khoản đầu tư trị giá 100 triệu USD từ Phương Trang.

Ứng dụng đã khai thác triệt để điểm hay của Uber về trải nghiệm ban đầu. Để thu hút người dùng, cũng như Uber và Grab những ngày đầu ra mắt, Vato không giấu ý định dốc tiền cho các hoạt động khuyến mãi, dành cho hành khách lẫn tài xế.

Hiện giá cước của Vato ở mức 8.500 đồng/km, tương tự như GrabCar nhưng chiết khấu với tài xế chỉ 20% (mức cao nhất Grab áp dụng với tài xế hiện này gần 30%). Nền tảng của Vato là ứng dụng Vivu ra mắt lần đầu vào tháng 3/2016, với tên gọi FaceCar, do ông Trần Thành Nam sáng lập. Sau một năm ra mắt, FaceCar đổi tên thành Vivu.

{keywords}

Một ứng dụng khác có tên Didi Vietnam đang được giới lái xe sử dụng sau khi Uber rời bỏ thị trường. Ứng dụng này được thiết kế với giao diện gần như tương đồng 100% với giao diện của Uber.

Didi Việt Nam liên tục quảng bá ứng dụng qua nhiều kênh nhằm thu hút người dùng và tài xế mới. Tuy nhiên, Didi Việt Nam không hề liên quan tới Didi Chuxing, hãng gọi xe lớn nhất Trung Quốc. Trước đó, Didi Chuxing khẳng định không có cơ quan đại diện tại Việt Nam cũng như không có kế hoạch đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Theo chia sẻ từ ông Nguyễn Trường Giang, nhà sáng lập ứng dụng Xelo, lượng tài xế đăng ký tham gia vào Xelo đã tăng gấp đôi sau 2 tuần có thông tin Uber rời khỏi Việt Nam. Ông Nguyễn Trường Giang cũng kỳ vọng có khoảng 10.000 tài xế tham gia vào mạng lưới này trong thời gian tới.

Cũng khá tham vọng trong lĩnh vực này, Viettel đã mua lại 30% cổ phần của sàn giao dịch vận tải Gonow, chính thức gia nhập cuộc chơi thị trường gọi xe trực tuyến. Theo đó, Viettel sẽ hỗ trợ Gonow trong việc triển khai xây dựng website, phát triển hệ thống kênh bán hàng, hệ thống chăm sóc khách hàng, dịch vụ thanh toán trực tuyến,... cho Gonow.

Cuối tháng 9/2017, Mai Linh Hà Nội đã ra mắt dịch vụ xe ôm công nghệ M.Bike cạnh tranh với uberMOTO và GrabBike. Trước đó, Mai Linh cũng đã cho ra đời trên AppStore và GooglePlay ứng dụng gọi xe của Mai Linh.

Theo thông tin tại một cuộc họp mới đây, cả Go-Jek và Didi Chuxing đã gửi hồ sơ lên Bộ GTVT để có thể tiến những bước đầu tiên vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, phía cơ quan quản lý vẫn chưa chấp nhận.

Có đủ sức trên sân nhà

Các hãng công nghệ và cả chủ hãng taxi đều cho rằng, việc đầu tư làm app gọi xe trực tuyến rất đơn giản và chi phí cũng không quá tốn kém. Vấn đề không phải nằm ở việc cạnh tranh bằng app gọi xe, bởi điều khách hàng quan tâm không chỉ là sự tiện lợi từ ứng dụng thông minh mà hơn hết còn là chất lượng xe, thái độ phục vụ, giá và khuyến mại nữa.

Một yếu tố quyết định với các dịch vụ đặt xe trực tuyến là mức giá hấp dẫn với người dùng và chiết khấu cho lái xe. Sau khi cài đặt các ứng dụng, phóng viên đã tiến hành đặt thử theo cùng một cung đường và một thời điểm, mỗi ứng dụng lại đưa ra mức giá khác nhau. Ứng dụng như Xelo, Didi hay Grapviet có mức giá chênh nhau khoảng 20 nghìn đồng.

{keywords}

Dù chênh lệnh về giá nhưng yếu tố “có xe hiển thị hay không” lại quyết định lớn đến sự thành công của ứng dụng. Theo đó, một số ứng dụng dù báo mức giá thấp hơn nhưng lại không có xe ở thời điểm đặt.

Bên cạnh đó, mức giá khuyến mại và các chính sách của các hãng đặt xe trong nước không thể nào cạnh tranh được với Uber như trước đây.

Ông Trần Anh Dũng, một chuyên gia trong ngành, cho rằng, mặc dù ứng dụng rất tốt nhưng cần rất nhiều yếu tố để có thể tham gia "cuộc chiến" trước mắt. Chiến lược, cách triển khai, tiền, hệ thống,... Phải sau một khoảng thơi gian mới có thể đánh giá được sự thành công của một ứng dụng đặt xe.

Dưới góc độ người tiêu dùng, ông Trần Duy Anh nhận xét, sau khi thử qua các ứng dụng đặt xe, trải nghiệm chung của ông là xe của các ứng dụng này không được chất lượng như trước đây.

Bên cạnh đó, mỗi ứng dụng đều có một lỗi riêng như không thanh toán bằng thẻ, không hiển thị vị trí đặt hay không có đánh giá lái xe. Sau khi dùng thử, ông đã gỡ bỏ một số ứng dụng đặt xe do số lượng xe quá ít, tỷ lệ đặt thành công rất thấp.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường đặt xe công nghệ, Mai Vũ Minh - đại diện một startup - cho rằng, Việt Nam là quốc gia đang chứng kiến sự tăng trưởng rất nhanh của các dịch vụ gọi xe. Tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này tại Việt Nam còn cao hơn các nước như Ấn Độ, Trung Quốc. Cơ hội vẫn mở rộng cho các dịch vụ đặt xe trực tuyến.

Nam Hải

Méo mặt đi Uber, Grab ngày Tết vì giá cước cao ngất

Méo mặt đi Uber, Grab ngày Tết vì giá cước cao ngất

Nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán tăng vọt khiến giá taxi công nghệ như Uber, Grab tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường, nhưng không phải tài xế nào cũng sẵn sàng đón khách.

Xót xa Uber, Grab: "Bị cho vào rọ rồi vặt'

Xót xa Uber, Grab: "Bị cho vào rọ rồi vặt'

Bỏ cả việc mua xe để lái Uber, Grab, hành trình từ “hoa hồng” với doanh thu tiền triệu mỗi tháng đã không còn. Giờ đây, các lái xe này đang đứng trước sự lựa chọn đầy khó khăn giữa tiếp tục duy trì hay bỏ cuộc.

Tài xế Grab, Uber tụ tập phản đối, đòi giảm chiết khấu

Tài xế Grab, Uber tụ tập phản đối, đòi giảm chiết khấu

Ngày 15/1, hàng trăm tài xế Grab, Uber đã đồng loạt tắt ứng dụng, kéo đến trụ sở Grab, Uber tại Hà Nội để yêu cầu giảm chiết khấu.