Kết hợp giữa kinh doanh và giảng dạy, tận dụng những kiến thức va chạm thực tế của mình để đưa vào giảng dạy, giảng viên doanh nhân còn là chiếc cầu nối bạn trẻ với doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa 2 bên.

Giảng viên doanh nhân: Cầu nối giữa bạn trẻ và doanh nghiệp

Tiến sĩ trẻ Nguyễn Trung Thành là một giảng viên tại trường Cao Đẳng Cộng Đồng Hà Nội, vừa là nhà quản lý Công ty cổ phần tư vấn Duy Thành. Với công việc của một “giảng viên doanh nhân”, anh Thành làm công việc kết hợp giữa kinh doanh và giảng dạy.

{keywords}
 

Anh nói: “Giảng viên doanh nhân là một nghề đặc biệt lắm. Đặc biệt ở chỗ kiến thức mà tôi giảng dạy cho học viên được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế, đó là sự trải nghiệm khi mình làm kinh doanh, chứ không hoàn toàn là lý thuyết suông.  Bên cạnh đó, người giảng viên còn đóng vai trò là một nhà nghiên cứu. Các thông tin kinh tế được cập nhật kịp thời và đưa vào giảng dạy trong các khóa học”.

Nguyễn Trung Thành cũng nhấn mạnh: “Giảng viên doanh nhân là người tạo ra nền tảng thành công. Thương trường như chiến trường và rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra. Việc chia sẻ, giao lưu với sinh viên, thông qua các khóa học đã phần nào tư vấn, hỗ trợ các bạn giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh. Doanh nhân là người tạo ra nền tảng cho sự thành công nhưng để có được thành công này thì bản thân chúng tôi đã thất bại không ít lần”.

{keywords}
 

Là một doanh nhân trẻ cũng là một giảng viên tâm huyết với nghề giáo dục, tiến sĩ Nguyễn Trung Thành cho rằng giảng viên doanh nhân thực sự là chiếc cầu nối giữa các bạn trẻ và doanh nghiệp. Vì doanh nhân là người thuộc bộ phận lãnh đạo của doanh nghiệp nên hơn ai hết họ hiểu rõ rằng một ứng viên như thế nào sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Chính những chia sẻ của giảng viên doanh nhân sẽ rút ngắn khoảng cách cho ứng viên và doanh nghiệp.

Đam mê du lịch và từng đặt chân tới 38 quốc gia, sự trải nghiệm về văn hóa, cuộc sống của người bản địa đã giúp anh Thành có nhiều kinh nghiệm chia sẻ với sinh viên trong các giờ giảng dạy của mình. Với việc điều hành công ty du lịch trong nhiều năm qua cộng với đó là sự trải nghiệm khi du lịch qua từng quốc gia đã giúp anh và đồng nghiệp tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Du lịch.

Luôn trăn trở với nghề giáo, mong muốn đào tạo được nhiều sinh viên ra trường có thể công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp cũng như xây dựng được nhiều chương trình đào tạo gắn liền với thực tế, bám sát nhu cầu xã hội. Trong thời gian qua, chàng tiến sĩ trẻ và đồng nghiệp đã nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Du lịch và Logistics.

{keywords}
 

Tận dụng va chạm thực tế đưa vào giảng dạy

Là một ngành đặc thù, tạo ra sản phẩm vô hình, không phải là cái gì cụ thể, do vậy để tạo sức hút, lôi cuốn đối với sinh viên thì ngay trong khi xây dựng chương trình đào tạo, anh Thành và đồng nghiệp đã đưa những kiến thức thực tế để tạo ra sự khác biệt. Và với sự thành công và cả những thất bại đi qua, tiến sĩ Nguyễn Trung Thành luôn tận dụng những kiến thức va chạm thực tế của mình để đưa vào giảng dạy.

Nói đến lý do đứng trên bục giảng khi bản thân từng là nhà kinh doanh, tư vấn, thầy Nguyễn Trung Thành cho biết: "Trong thời gian qua, có rất nhiều doanh nhân đi học nâng cao kiến thức để đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của công việc kinh doanh. Vì thế, với tôi đi dạy là để chia sẻ kinh nghiệm của mình, nhận chia sẻ từ các sinh viên và đó cũng là một cách học".

{keywords}
 

Với kinh nghiệm của mình, anh cũng chia sẻ thêm về việc kết hợp công việc này. Nhiều doanh nhân tham gia giảng dạy đều có chung khó khăn là làm sao để sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý: thời gian làm việc ở công ty, thời gian dành cho gia đình, thời gian dạy học và cả thời gian tự nghiên cứu để nâng cao trình độ.

Nhưng ngược lại, những chia sẻ của sinh viên cũng tạo cho người thầy là doanh nhân những ý tưởng kinh doanh mới, táo bạo. Chính vì thế mà việc sử dụng quỹ thời gian của chàng tiến sĩ trẻ luôn dành trọn cho sự nỗ lực học hỏi không ngừng và cho tất cả ở niềm đam mê cống hiến thì tất cả cũng sẽ đâu vào đấy.

Doãn Phong