Từng là thợ xây với đồng lương công nhân ít ỏi, nhưng nhờ bén duyên với “gà khổng lồ” – đà điểu, giờ đây anh Nguyễn Văn Trung ở xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) đã có thể nhàn nhã ngồi đếm tiền tỷ.

Nhiều năm trước, anh Trung kiếm sống bằng đủ thứ nghề như bốc vác, thợ xây. Công việc nào anh cũng làm rất chăm chỉ, thức khuya dậy sớm nhưng vẫn chỉ đủ tiền ăn. Đầu những năm 2000, khi nhận thi công một số hạng mục công trình của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội), tình cờ tại đây anh biết đến giống đà điểu và rất thích thú.

{keywords}

Anh Trung cho biết, trong tất cả các con vật anh từng nuôi, nuôi đà điểu là nhàn nhất.

Năm 2007, anh Trung anh quyết định bỏ ra cả hơn trăm triệu đồng mua 50 con giống đà điểu tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về nuôi. Thời điểm ấy, nghề nuôi đà điểu ở Việt Nam còn rất mới. Thấy anh Trung bỏ ra cả trăm triệu đồng nuôi con “vừa xấu vừa lạ”, ai cũng cho rằng anh quá liều lĩnh, người thân thì ra sức ngăn cản. “Tôi nghĩ, bản thân mình là con nhà nông, quen thuộc ruộng vườn, chăm chỉ chịu khó nên tôi tự tin mình có thể chăn nuôi được”, anh Trung thổ lộ.

Anh Trung cho biết, trong tất cả các con vật anh từng nuôi (bò sữa, lợn, gà…), nuôi đà điểu là nhàn nhất. Thức ăn của đà điểu chủ yếu là rau cỏ, ngô, khoai, sắn, thóc… chứ không cần mua cám công nghiệp đắt tiền. Trên thực tế, một lao động có thể chăm sóc 200 con đà điểu nên tiết giảm tối đa nhân lực mà hiệu quả kinh tế lại cao.

{keywords}

Anh Trung thường nhập con giống 1 ngày tuổi từ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về nuôi trong vòng 2 tháng, khi đà điểu đã đạt trọng lượng 10-15kg, hoàn toàn khỏe mạnh mới cung cấp con giống cho bà con.

Hiện anh Trung đang bán đà điểu giống với giá 1.450.000 đồng/con loại 1 ngày tuổi, 2-3 triệu đồng/con loại 1 tháng tuổi tháng tuổi. Với đàn đà điểu hơn 600 con, mỗi năm anh cung ứng 500 con giống và xuất bán hơn 40 tấn thịt đà điểu thương phẩm ra thị trường, doanh thu bình quân đạt trên 5 tỷ đồng.

Điểm đáng chú ý, anh Trung nuôi đà điểu theo chuỗi khép kín. Theo đó, cùng với nuôi thương phẩm đà điểu, anh Trung quyết định mở cửa hàng thịt đà điểu ở tỉnh lộ 87A, qua đoạn xã Tản Lĩnh để chủ động tiêu thụ sản phẩm cho chính gia đình mình. Thịt đà điểu được anh đóng gói trong túi nilon rồi hút chân không để bán trực tiếp cho khách.

Theo anh Trung, đây chính là cách quảng cáo sản phẩm hiệu quả nhất. Khách được chứng kiến tận mắt quy trình từ chăn nuôi đến sản phẩm thịt, được anh tư vấn cách phân biệt thịt đà điểu thật với thịt đà điểu làm giả từ thịt gà đang được bán trôi nổi trên thị trường. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, anh còn tung ra sản phẩm giò đà điểu và được khách hàng đánh giá cao.

Công việc làm ăn ngày càng thuận lợi, anh Trung đã động vận động bà con trong vùng cùng nuôi đà điểu để xây dựng nguồn sản phẩm tại chỗ. “Từ cuối năm 2009, tôi nhập con giống 1 ngày tuổi ở Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về nuôi trong vòng 2 tháng, khi đà điểu đã đạt trọng lượng 10-15kg, hoàn toàn khỏe mạnh mới cung cấp con giống cho bà con. Khi nào đến thời điểm xuất bán, bà con chỉ cần “alo” là tôi sẽ nhập hàng để đảm bảo đầu ra thuận lợi” , anh Trung thổ lộ.

(Theo Dân Việt)