Từ việc nuôi chó cảnh, bán trà sữa, doanh thu của chàng thủ khoa sinh năm 1996 mỗi tháng lên đến cả trăm triệu đồng.

Trai gốc Hà Nội bỏ du học về nuôi chim thu tiền tỷ

Chủ trại chó Phú Quốc ở Sài Gòn kể chuyện kiếm tiền tỷ từ nuôi chó

Bảng thành tích của Đào Tuấn Anh, Thủ khoa đầu ra ĐH Lao động và Xã hội năm 2018 do Trung ương Đoàn cung cấp chỉ vỏn vẹn vài dòng: “Điểm học tập toàn khóa 3,69/4, điểm rèn luyện loại xuất sắc. Đào Tuấn Anh được trao thưởng 22 bằng khen, trong đó bao gồm các thành tích: danh hiệu sinh viên xuất sắc, giải thưởng Sao tháng Giêng năm 2017 của Trung ương Hội sinh viên Việt Nam, Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thủ đô năm học 2016-2017, là Liên chi hội phó Khoa Công tác xã hội, Đội trưởng Đội Thanh niên tình nguyện trường”…

{keywords}
Đào Tuấn Anh là thủ khoa đầu ra Đại học Lao động và Xã hội năm 2018. 

Thế nhưng, phía sau đó là cả câu chuyện dài về nỗ lực vươn lên của chàng trai sinh năm 1996.

Thiệt thòi hơn nhiều bạn bè đồng trang lứa khi không được lớn lên trong vòng tay chăm sóc của bố mẹ, năm 2 tuổi Đào Tuấn Anh được đưa về ở với ông bà. Thế nhưng, Tuấn Anh vẫn luôn nỗ lực và vui vẻ với hy vọng bố mẹ được hạnh phúc với những gia đình riêng của mình. Điều em trăn trở lớn nhất chính là ông bà già yếu nhưng vẫn phải lo lắng cho đứa cháu nhỏ. Đây cũng chính là động lực để nam sinh cố gắng, nỗ lực trở thành thủ khoa, với ước mơ tìm được một công việc tốt, tự lập kinh tế và chăm sóc cho ông bà.

“Em về ở với ông bà nội từ năm 2 tuổi, gia đình không có điều kiện như nhiều bạn khác. Nhiều lúc em cũng thấy cực và tủi thân khi thấy các bạn đồng trang lứa sáng sớm được bố mẹ chuẩn bị đồ ăn sáng, những lúc đi đâu xa, được mua cho từ chiếc bàn chải đánh răng, khăn mặt. Nhưng em cũng chỉ suy nghĩ vu vơ vậy thôi, chứ không đặt nặng vấn đề. Em luôn nghĩ rằng ông trời không lấy đi của ai tất cả. Bản thân em thiệt thòi hơn người khác về hoàn cảnh gia đình thì em phải cố gắng 200% trên khía cạnh khác để lấy thành tích đó bù đắp lại những thiệt thòi mà cuộc sống dành cho em”, Tuấn Anh bộc bạch.

Với suy nghĩ ấy, Đào Tuấn Anh không ngừng nỗ lực, tự tìm cho mình những cách học riêng.

Yêu thích các hoạt động đoàn, hội, từ thiện từ nhỏ, Đào Tuấn Anh quyết định theo học ngành Công tác xã hội trường ĐH Lao động và Xã hội để có thể mang sức trẻ, ý tưởng và những hiểu biết của bản thân phục vụ xã hội.

Dù chưa từng vắng mặt trong bất cứ hoạt động đoàn nào của khoa, trường, nhưng nam sinh vẫn sở hữu bảng thành tích học tập đáng nể. Chia sẻ về bí quyết riêng, Tuấn Anh cho biết, nếu như các bạn học ở sách vở nhiều hơn, thì em lại thích lắng nghe và quan sát ở thực tế. Luôn cố gắng nắm bắt kiến thức thầy cô giảng ngay trên lớp, Tuấn Anh dành những thời gian còn lại để tự học, tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa và các chuyến đi để thấu hiểu hơn về các vấn đề xã hội, con người.

“Xã hội luôn biến đổi từng ngày, nên em luôn tạo cho mình tâm thế sẵn sàng cập nhật thông tin để có thêm hiểu biết”.

Kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng

Không chỉ nỗ lực trong việc học, Đào Tuấn Anh còn luôn cố gắng để có thể tự trang trải các chi phí học tập và giúp đỡ ông bà.

Tuấn Anh cho biết, em khá thích việc kinh doanh và đã bắt đầu công việc này từ khi học lớp 6 với việc bán chim cảnh.

“Sau nhiều lần mua đi bán lại chim cảnh, em để dành được 800.000 đồng.

Đến năm lớp 12, em lại có ý tưởng hay là nuôi chó cảnh nhỉ?

Đầu tiên em chọn mua một chó mẹ, vốn bỏ ra chỉ khoảng 5 triệu đồng. Lứa đầu tiên đẻ được 6 chó con, em bán với giá 6 triệu đồng/con, thu về 36 triệu. Em tiếp tục dùng số tiền này để mua thêm 2 chó mẹ đang mang bầu với giá cao hơn 15 triệu/con. Em tính rằng, nếu có rủi ro thì coi như không có lãi, mất công nhưng vẫn không lỗ vốn”, Tuấn Anh vui vẻ chia sẻ.

Chưa từng nuôi chó cảnh, Tuấn Anh vẫn mạnh dạn đầu tư và tìm hiểu thông tin, đặc điểm cặn kẽ về từng giống chó ngoại như pug, corgi….

Nam sinh cho biết, đến nay, từ việc nhân giống chó, mỗi năm đem về nguồn thu hàng chục triệu đồng.

{keywords}
Không chỉ học giỏi, Đào Tuấn Anh hiện còn làm rất tốt công việc kinh doanh. 

Không dừng lại ở đó, khi là sinh viên năm cuối, nhận thấy thị trường tiềm năng cho món trà sữa ngay tại trường, Đào Tuấn Anh lại tiếp tục huy động vốn liếng tích lũy được để mở một quán trà sữa ngay tại căng tin của trường.

“Trong trường chưa có bất cứ quán trà sữa nào. Em muốn tạo cho các bạn một không gian để uống trà sữa ngay tại trường mà không cần đi đâu xa. Để tạo được hương vị riêng, em đã đi học pha chế hơn 1 tháng, cùng với việc tham khảo cách làm từ nhiều quán khác”, Tuấn Anh cho biết thêm.

Đi vào hoạt động được hơn 6 tháng, đến nay, doanh thu của quán trà sữa nhỏ lên đến khoảng 70 triệu đồng mỗi tháng.

Không chỉ đem lại thu nhập cho bản thân, quán trà sữa của Tuấn Anh còn tạo công ăn việc làm cho 4 nhân viên, với mức lương từ 3-5 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, thủ khoa, kiêm “CEO” trẻ tuổi cho biết: “Em rất vui khi vừa ra trường đã được làm công tác tại ban Thanh niên trường học của Thành đoàn Hà Nội. Đây cũng là công việc em yêu thích , nên em sẽ nỗ lực hết mình.

Ngoài ra, em cũng sẽ tiếp tục công việc kinh doanh, cân bằng thật tốt giữa 2 công việc này”.

(Theo VOV)

Mặt bằng bán trà sữa 70 triệu đồng một tháng vẫn khó thuê

Mặt bằng bán trà sữa 70 triệu đồng một tháng vẫn khó thuê

Cơn sốt trà sữa lan rộng, nhiều người sẵn sàng “xuống tiền” mở cửa hàng. Tuy nhiên, việc tìm địa điểm không phải dễ. Tại những con phố lớn, mặt bằng đẹp cho thuê rất hạn chế.