Đứng trước những con nợ , nhất là cá nhân chây ì, nhiều lúc các ngân hàng cũng phải cắn răng sử dụng đủ chiêu để gây sức ép. Tuy nhiên, nhiều lúc chính NH cũng chết cứng trước những chiêu chơi khăm của khách hàng. Câu ‘thành ngữ’ bỏ túi của dân ngân hàng “đứng cho vay, quỳ thu nợ” những tưởng chỉ để ví von lại đúng là thực tế hiện nay.

Đủ chiêu đòi nợ xấu

Năm 2012, giới ngân hàng (NH) đồn nhau chuyện tại chi nhánh ngân hàng ở Hải Phòng yêu cầu tất cả các cán bộ đều hưởng mức lương 3 triệu đồng/tháng và được quy đổi ra... giấy vệ sinh. Nguyên nhân là NH cho vay nhưng không thu hồi được, không còn cách nào khác đành phải xử lý tài sản DN để thu nợ. Những khốn nỗi tài sản là giấy vệ sinh tồn kho... không còn cách nào khác, đành chia đều cho nhân viên dùng dần và trừ vào lương.

Những chuyện như thế đã không còn là hy hữu khi DN vay nợ làm ăn nhưng thị trường đầu ra không có, hàng hóa không tiêu thụ được dẫn đến nợ xấu, lãi treo. DN bên bờ vực phá sản, NH đành phải tìm đủ cách xử lý tài sản để đòi nợ.

{keywords}

Dưới sức ép từ lãnh đạo, sức ép chỉ tiêu kinh doanh của từng phòng/bộ phận, cán bộ có trách nhiệm thu hồi nợ xấu phải dùng mọi cách để tránh bị cách chức, thôi việc. Từ đó phát sinh nhiều chuyện bi - hài trong công tác thu hồi nợ của NH khi các nhân viên đòi nợ phải nghĩ ra đủ loại “sáng kiến”.

Cụ thể là “ám” con nợ mà bước đầu tiên là “nã đạn” điện thoại bằng tin nhắn hoặc gọi trực tiếp. Theo anh Đông, một cán bộ khách hàng thừa nhận có trường hợp một ngày anh đã phải gọi 500 cuộc, nhắn 300 tin qua các kênh: điện thoại, skype, viber, email, facebook…cho một con nợ ép thanh toán.

Anh được lãnh đạo ưu ái trang bị thêm cho 2 điện thoại 2 sim 2 sóng online với các tính năng “redial” và “call timer” nhằm đảm bảo khả năng phủ kín danh bạ của khách hàng: từ cố định, di động, số fax… Không chỉ gọi trong giờ làm việc mà đêm thức khuya xem bóng đá anh cũng tranh thủ gọi nhằm gây sức ép, ức chế tâm lý.

Cho đến khi khách hàng đã “chai lỳ”, thay đổi số điện thoại di động thì tổ thu hồi nợ của anh phải bố trí lịch luân phiên đến “gác đền” tại nhà khách hàng để “ăn vạ”, tìm mọi cách lấy thông tin về nhân thân, người liên lạc gần gũi với khách hàng, hàng xóm để họ cảm thấy xấu hổ, không còn mặt mũi nào mà giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm.

“Đi cùng với đó, việc gửi các thông báo nhắc nợ theo kiểu nhầm địa chỉ là cơ quan, đối tác, hàng xóm hay việc “tâm sự” với bà bán nước, ông xe ôm…gần nhà “con nợ” cũng là biện pháp rất hiệu quả”, anh Đông cho biết.

Khi việc liên lạc với khách hàng là bất khả thi thì cán bộ thu nợ chuyển sang giai đoạn tìm mọi cách để phong tỏa tài sản bảo đảm.

Nếu như đối với tài sản thế chấp là xe ôtô thì ngoài việc thông báo cho Phòng Cảnh sát Giao thông phối hợp giúp đỡ thì cán bộ thu nợ phải chủ động thực hiện việc “quăng xích bắt xe” chờ “con nợ” đến xử lý. Còn đối với tài sản thế chấp là bất động sản, cán bộ thu nợ phải đến dán niêm phong tài sản, căng banroll phong tỏa tài sản hay trực tiếp rải tờ rơi, rao bán trên mạng trước khi tính đến việc kiện ra tòa.

Tuy nhiên, trong thời điểm thị trường nhà đất tụt giảm, đóng băng như hiện nay thì cho dù một số trường hợp khách hàng rất thiện chí trả nợ nhưng không dễ tìm được người mua với giá cả hợp lý nên cũng không giải quyết được vấn đề nợ xấu.

Riêng đối với một số khoản vay tín chấp hay được gọi nôm na là “nắm đầu không tóc” mà ngân hàng không muốn khởi kiện ra tòa thì cũng phải tính đến giải pháp thuê công ty thu nợ chuyên nghiệp để giải quyết giúp. Tuy nhiên, với mức phí dịch vụ thường ở mức 25%- 50% dư nợ thì không phải NH nào cũng chấp nhận được.

Chết đừng khi con nợ giở trò

Trên thực tế, đã đến mức nợ xấu thì cũng là lúc con nợ “cùng đường” dù muốn hay không thì cũng tìm đủ mọi cách để lẩn tránh, trốn nợ.

Việc khách hàng trốn nợ không chỉ dừng ở dịch vụ chặn cuộc gọi, đổi sim điện thoại, thay đổi nơi cư trú…mà đã biến tướng đến trình độ cao như xin giấy chứng nhận tâm thần, xây mộ giả ngay trên bất động sản thế chấp nhằm gây khó dễ cho NH trong quá trình xử lý nợ.

Nhiều trường hợp con nợ còn đuổi đánh cán bộ NH “bán sống bán chết” khi xảy ra tranh chấp.

Chuyện xảy ra với một nữ nhân viện thu hồi nợ khá căng thẳng khiến chị này được một phen hú vía. Một lần, chị Ngà đi một mình đến nhà khách hàng đòi nợ. Khi đang ngồi “ăn vạ” thì chủ nhà thả 2 con becgiê Đức ra dọa nạt. Sau một hồi hoảng loạn thì chị phải alô cho đồng nghiệp chạy đến công an khu vực nhờ trợ giúp.

Còn nhân viên của một ngân hàng khi đi niêm phong tỏa tài sản để tổ chức bán đấu giá đã ngã ngửa ra khi thấy khu lăng mộ bằng đá xây bề thế, nguy nga…ngay trên thửa đất thế chấp. Chủ nợ thì bỏ trốn, người nhà nói cùn “đây là mộ gia tộc xây trên phần đất cha ông để lại, các chị không thể động chạm đến, khi nào cháu nó thu xếp được đủ tiền thì tôi sẽ mang đến NH trả”.

{keywords}

Lúc này, cả NH và chính quyền địa phương đều trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” vì vi phạm cả tình cả lý nên chị Minh chỉ còn nước dỗ ngon dỗ ngọt để vị khách hàng "quái chiêu" kia sớm gom tiền trả nợ.

Nợ xấu thì đã phát sinh, vấn đề xử lý thế nào để đảm bảo đúng quy định của pháp luật cũng như tính nhân văn cũng là vấn đề cần được quan tâm. “Đứng cho vay, quỳ thu nợ” thực là rất đúng trong thu hồi nợ xấu hiện nay của NH. Sau mỗi khoản nợ xấu thu hồi được là những nụ cười, nhưng để đòi được nó là cả chuổi ngày gian khổ mà không ít nhân viên phải dấu giọt nước mắt lặng thầm.

Vũ Hải