Chỉ có 12 đơn vị thu phí ATM, trong khi có tới 22 ngân hàng chưa thu phí. Tuy nhiên, đa số thẻ ATM vẫn chịu mất phí rút tiền vì những ngân hàng có lượng thẻ lớn đều thu phí rút tiền nội mạng ATM từ 200 – 1000 đồng.
Thu phí ATM: Dân đổ đến quầy NH rút tiền
Phí rút ATM: Thấp nhất 200, cao nhất 1000
Ớn cảnh xếp hàng rút tiền tại các trụ ATM
Cả nhà vật vã chờ rút tiền ATM
“Sorry ATM”
Phí rút ATM: Thấp nhất 200, cao nhất 1000
Ớn cảnh xếp hàng rút tiền tại các trụ ATM
Cả nhà vật vã chờ rút tiền ATM
“Sorry ATM”
Sáng ngày 27/2, ông Bùi Quang Tiên - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước - cho biết có 2 ngân hàng quy định phí dưới mức cho phép (từ 200-500 đồng cho một giao dịch rút tiền nội mạng) và 10 ngân hàng thu mức phí rút tiền nội mạng tối đa 1.000 đồng trên một giao dịch. 22 ngân hàng khác vẫn miễn thu phí ATM.
Với mức thu phí mỗi ngân hàng một khác và ngân hàng thu, ngân hàng không thu nên đại diện đến từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, không thể tính cụ thể con số tiền thu được từ việc rút tiền nội mạng. Tuy nhiên, theo ông Tiên, lượng tiền thu được từ phí rút tiền nội mạng ATM sẽ không lớn.
Ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, cho biết, sau khi cộng tất cả chi phí của ATM chia đều cho số lượt rút tiền thì chi phí cho mỗi lần rút tiền là khoảng 7000 - 9000 đồng. Với mức phí hiện nay thì mới chỉ giảm được 1000 đồng chi phí. Các ngân hàng vẫn tiếp tục bị lỗ với ATM.
Bên cạnh việc thu phí để bù đắp phần vốn bỏ ra và tiếp tục có chi phí nâng cao dịch vụ thì một trong những mục tiêu thu phí theo NHNN là nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo ông Tiên, Việt Nam hiện có khoảng 54 triệu thẻ ATM nhưng khách với nước ngoài, do hạ tầng thanh toán của họ rất tốt nên việc rút tiền mặt là hạn hữu. Còn ở Việt Nam, 75-80% các giao dịch chỉ là để rút tiền. ATM của các nước trên thế giới chủ yếu để người dân rút lượng tiền mặt thiếu hụt trong khi ATM của Việt Nam lại đóng vai trò là kênh phân phối tiền mặt.
Chính vì thế, đại diện Hiệp hội Thẻ cho biết, sau 15 năm phát triển ATM ở Việt Nam, người dân cũng đã quen dần với loại hình thanh toán này và cũng quen dần với các loại phí đối với tài khoản và thẻ ATM. Lần này thu phí rút tiền nội mạng cũng cũng coi như là đến lúc phải làm vì các ngân hàng đang thua lỗ nặng vì ATM. Càng phát triển dịch vụ thẻ càng lỗ.
Việc thu phí có thể xem là một giải pháp hợp lý khi sẽ hạn chế được việc sử dụng tiền mặt chuyển qua thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương chung. Trong khi đó, NH cũng có thêm nguồn kinh phí để tiếp tục đầu tư.
Trả lời câu hỏi các ngân hàng có lo ngại việc khách hàng phản ứng khi bị thu tiền, đại diện Vụ Thanh toán cho biết, các ngân hàng đã lường trước điều này nên rất nhiều ngân hàng không thu phí, những ngân hàng có lượng thẻ lớn thu phí cũng thu ở mức thấp. Bên cạnh đó, NHNN cũng chỉ đạo các ngân hàng tăng cường các dịch vụ phục vụ khách hàng rút tiền qua các kênh khác và không được thu thêm bất cứ loại phí nào ngoài quy định.
Tuy nhiên, theo Vụ Thanh toán, việc người dân đổ đến ngân hàng rút tiền ở quầy cũng phải cân nhắc vì theo quy định phí rút tiền hiện nay cũng lên đến 0,05%/lần.
Việc thu phí nội mạng đã được các ngân hàng đề xuất từ lâu và sau nhiều không được tăng, theo Thông tư 35 các ngân hàng được thu phí ATM nội mạng kể từ ngày 1/3 năm 2013. Theo đó, mức phí áp dụng tối đa cho một giao dịch rút tiền nội mạng trong năm 2013 là 1.000 đồng, tiếp đó tăng dần lên 2.000 đồng vào năm 2013 và lên 3.000 đồng từ năm 2015 trở đi.
Việc mua dịch vụ và phải trả phí là điều đã lường trước. Tuy nhiên, điều mọi người lo ngại nhất hiện nay là khi thu phí thì chất lượng dịch vụ có được cải thiện. Trước vấn đề này, đại diện Hội thẻ Việt Nam cho biết: "Dưới góc độ doanh nghiệp, dù có thu hay không thì chất lượng vẫn phải đảm bảo. Không phải vì thu thì chất lượng chúng tôi mới tốt lên. Ngoài việc phục vụ khách hàng, giữ gìn hình ảnh DN thì các ngân hàng cũng phải cạnh tranh nhau nên không thể thu phí thì dịch vụ mới tốt lên”.
Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Thẻ cũng cho biết, vẫn còn nhiều bất cập kéo dài trong nhiều năm nay như việc người dân than phiền về chất lượng máy ATM như kẹt tiền, gặp sự cố hay nhả tiền rách, nát đã không còn xa lạ. Thậm chí, tình cảnh rồng rắn xếp hàng trước cây ATM tại nhiều nơi liên tục tái diễn.
Để khắc phục việc này, các ngân hàng cho biết, họ sẽ tiếp tục đầu tư thêm ATM, đặc biệt là phát triển các điểm thanh toán thẻ POS, phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử thông qua tài khoản để việc thanh toán bằng thẻ được thuận tiện hơn.
Minh Linh