Ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường trả lời về nạn nhập lậu gà trọc đầu - gà thải loại từ Trung Quốc - đang gia tăng.
Quán ăn trục lợi từ gà thải
Gà thải loại Trung Quốc bị tẩy chay
Hơn tuần nay, gà “trọc đầu” tái xuất hiện tại Hà Nội, theo ông nguyên nhân do đâu?
+ Nếu sáu tỉnh biên giới làm cái “phễu lọc” tốt thì sẽ rất an toàn nhưng “cái phễu” có vấn đề thì thế nào cũng bị tuồn vào đây. Thị trường Trung Quốc, 1 kg gà chỉ khoảng trên dưới 20.000 đồng, về Hà Nội gần 70.000 đồng. Mức lợi nhuận cao như thế làm cho các “đầu nậu” không từ một thủ đoạn nào, thậm chí rất manh động. Chúng tôi đã phối hợp với các bộ, ban, ngành, trực tiếp chỉ đạo các chi cục ở sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh có điểm nóng như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng. Dù đã quyết liệt phòng, chống bằng các chốt chặt nhưng những kẻ nhập lậu đã hình thành băng nhóm tội phạm có tổ chức, móc nối với các “đầu nậu” nước bạn. Chúng tôi đã có công điện khẩn, thành lập ban chỉ đạo liên ngành để phòng, chống gà nhập lậu trên toàn quốc. Hy vọng với cơ quan thường trực Ban 127, việc phòng, chống gà nhập lậu sẽ quyết liệt hơn nữa.
. Phải chăng các “phễu lọc” ở các địa phương bị “hỏng hóc” nên gia cầm lậu mới lọt về được Hà Nội?
+ Chắc các anh nói về tiêu cực? Thực tế lực lượng quản lý thị trường tùy từng địa bàn cũng tương đối đông, tập trung ở biên giới. Nhưng ở đường biên giới dài như hiện nay, nếu chỉ có quản lý thị trường thì rất khó thực thi công vụ mà phải đi cùng tổ liên ngành. Mặt khác, có thể do anh em chủ quan, tập trung vào các mặt hàng khác nên các đối tượng buôn bán, vận chuyển gà lậu lại hoành hành. Phương thức, cách hoạt động của những đối tượng này thay đổi từng ngày, họ sẵn sàng nghĩ cách mới để lách sự giám sát của cơ quan chức năng. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại và tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa.
Hơn tuần nay, gà “trọc đầu” tái xuất hiện tại Hà Nội, theo ông nguyên nhân do đâu?
+ Nếu sáu tỉnh biên giới làm cái “phễu lọc” tốt thì sẽ rất an toàn nhưng “cái phễu” có vấn đề thì thế nào cũng bị tuồn vào đây. Thị trường Trung Quốc, 1 kg gà chỉ khoảng trên dưới 20.000 đồng, về Hà Nội gần 70.000 đồng. Mức lợi nhuận cao như thế làm cho các “đầu nậu” không từ một thủ đoạn nào, thậm chí rất manh động. Chúng tôi đã phối hợp với các bộ, ban, ngành, trực tiếp chỉ đạo các chi cục ở sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh có điểm nóng như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng. Dù đã quyết liệt phòng, chống bằng các chốt chặt nhưng những kẻ nhập lậu đã hình thành băng nhóm tội phạm có tổ chức, móc nối với các “đầu nậu” nước bạn. Chúng tôi đã có công điện khẩn, thành lập ban chỉ đạo liên ngành để phòng, chống gà nhập lậu trên toàn quốc. Hy vọng với cơ quan thường trực Ban 127, việc phòng, chống gà nhập lậu sẽ quyết liệt hơn nữa.
. Phải chăng các “phễu lọc” ở các địa phương bị “hỏng hóc” nên gia cầm lậu mới lọt về được Hà Nội?
+ Chắc các anh nói về tiêu cực? Thực tế lực lượng quản lý thị trường tùy từng địa bàn cũng tương đối đông, tập trung ở biên giới. Nhưng ở đường biên giới dài như hiện nay, nếu chỉ có quản lý thị trường thì rất khó thực thi công vụ mà phải đi cùng tổ liên ngành. Mặt khác, có thể do anh em chủ quan, tập trung vào các mặt hàng khác nên các đối tượng buôn bán, vận chuyển gà lậu lại hoành hành. Phương thức, cách hoạt động của những đối tượng này thay đổi từng ngày, họ sẵn sàng nghĩ cách mới để lách sự giám sát của cơ quan chức năng. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại và tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa.
Gà thải có nguồn gốc Trung Quốc bày bán tại chợ gia cầm Hà Vĩ (Hà Nội). |
Tỉnh nào cũng có Ban Chỉ đạo 127 (chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại) với các lực lượng quản lý thị trường, công an, kiểm dịch thú y… và họ được giao nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển gia cầm. Theo ông, làm thế nào để triệt bỏ hiện tượng gia cầm nhập lậu?
+ Theo tôi, không phải quản lý thị trường mà toàn dân, đặc biệt là chính quyền, lãnh đạo địa phương cần tập trung quyết liệt, chỉ đạo sâu sát thì sẽ kiểm soát tốt được việc buôn bán, vận chuyển gia cầm. Hiện lực lượng của chúng tôi rất yếu và thiếu nên chúng tôi đang đề xuất thành lập Tổng cục Quản lý thị trường để chỉ đạo theo ngành dọc chứ nếu cứ phụ thuộc vào lực lượng Sở Công Thương như hiện nay thì sẽ rất khó cho công tác quản lý.
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), từ tháng 8-2012 đến nay, dịch cúm gia
cầm tiếp tục tái phát tại khu vực miền Bắc và miền Trung do nhóm virus
H5N1 mới đặc biệt nguy hiểm, có độc lực cao thuộc nhánh 2.3.2.1 (nhóm
C). Nhóm virus này mới xâm nhập vào Việt Nam, lây lan dọc theo tuyến
giao thông từ Bắc vào Nam và mới đây đã xuất hiện tại Quảng Ngãi. Trong
hai tuần qua, tỉnh Hòa Bình và Tuyên Quang đã xuất hiện dịch cúm gia
cầm. Đến nay cả nước đã có tám tỉnh có dịch gồm: Hà Tĩnh, Ninh Bình, Nam
Định, Bắc Kạn, Quảng Ngãi, Tuyên Quang, Thanh Hóa và Hòa Bình. Một tuần nay, gà “trọc đầu” lại tràn về chợ gia cầm Hà Vĩ, huyện Thường Tín, Hà Nội với số lượng 10-15 tấn/ngày, gây khó khăn cho tình hình kiểm soát dịch bệnh và ảnh hưởng lớn đến thị trường gà nội địa. Trung bình mỗi ngày có khoảng 3-4 xe tải chở gà nhập lậu từ Trung Quốc tràn về chợ Hà Vĩ, sau đó tỏa đi khắp ngóc ngách của Hà Nội. Trước đó, tình hình buôn bán, vận chuyển gà nhập lậu Trung Quốc đã giảm khi Thủ tướng có công điện khẩn yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt việc buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu. Một tuần trở lại đây, do giá gà trong nước tăng mạnh, gà “trọc đầu” đã tái xuất hiện. Hiện giá gà loại này tại biên giới khoảng 20.000-25.000 đồng/con, về đến Hà Nội được đẩy lên 50.000-60.000 đồng/con. Ông NGUYỄN ĐỨC TRỌNG, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) |
(Theo PL TP.HCM)