Thu nhập giảm khiến cuộc sống của những cán bộ không chuyên trách gặp nhiều khó khăn, buộc họ phải nghỉ việc, tìm công việc mới.

Theo quy định của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đầu năm 2018 những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học không còn được hưởng chế độ trợ cấp khuyến khích trình độ như trước đây từ 0,8 đến 1,6 mức lương cơ sở/người/tháng.

Sau khi biết tin mình không còn được hưởng chế độ trợ cấp khuyến khích trình độ Đại học như trước, chị Lê Thị Hoàng Yến, Phó bí thư Đoàn một phường ở trung tâm TP Vũng Tàu khá buồn.

{keywords}
Lương thấp, nhiều cán bộ không chuyên xã, phường trách xin nghỉ việc.

Chị Yến chia sẻ, từ khi cắt giảm khuyến khích hỗ trợ đại học, cao đẳng, mức lương của chị chỉ còn hơn 2 triệu đồng/tháng, không đủ chi tiêu cuộc sống nên chị làm đơn xin nghỉ việc từ tháng 3/2018.

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán hệ chính quy, sau khi nghỉ việc ở phường, hiện nay chị Yến đang nộp đơn vào một Công ty tài chính và 2 ngân hàng tại Vũng Tàu.

“Mức lương thấp quá không đủ nhu cầu sống nên tôi xin nghỉ, trước đây có chế độ phụ cấp bằng Đại học cũng được hơn 4 triệu đồng/tháng, đủ sống. Giờ cắt phụ cấp bằng đại học nên mức lương chỉ còn khoảng 2,2 triệu/tháng thì không đủ sống cho 1 người ở đây. Giờ tôi đang kiếm việc khác có mức lương cao hơn”- chị Yến nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện một số xã, phường tại Bà Rịa-Vũng Tàu, nhiều cán bộ không chuyên trách xin nghỉ việc sau khi tỉnh cắt chế độ khuyến khích trình độ Cao đẳng, Đại học như: xã Sơn Bình (huyện Châu Đức), xã Tam Phước (huyện Long Điền) UBND phường 4, Thắng Nhất (TP.Vũng Tàu) và lực lượng cộng tác viên các xã là hơn 100 người. Ngoài ra, nhiều cán bộ không chuyên trách khác cũng đang “rục rịch” xin nghỉ việc.

Là cán bộ không chuyên trách được 9 năm tại UBND phường 4, TP Vũng Tàu chị Nguyễn Ngọc Nga chia sẻ, việc ở địa phương rất nhiều nên chị kiêm nhiệm các chức danh, như: Cán bộ thuế, tham gia công tác tổ chức Đảng ủy, cán bộ thi đua khen thưởng. Giờ quy định của tỉnh như vậy, chị cũng phải chấp nhận và chờ thay đổi chính sách từ cơ quan chức năng.

“Tôi đã gắn bó bao nhiêu năm nhưng giờ phải nghỉ. Tôi mong có sự thay đổi cho những người ở lại làm việc tốt hơn, cuộc sống ổn định hơn để an tâm tư tưởng công tác”- chị Nga chia sẻ.

Thu nhập không đủ sống là lý do chính khiến nhiều cán bộ không chuyên trách ở cấp xã của nhiều địa phương trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không còn mặn mà với công việc tại cơ quan hành chính nhà nước.

Mặc dù các phường, xã đã có thông báo tuyển dụng các chức danh cán bộ không chuyên trách nhưng không có ai đến xin việc. Các đơn vị phải bố trí công việc theo hình thức kiêm nghiệm, một người phải làm nhiều đầu việc.

Bà Giang Phương Thảo, Chủ tịch UBND phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu cho biết: “Bây giờ lương thấp nên họ không muốn làm. Bộ phận một cửa là công chức làm nhưng giờ chưa tuyển đủ nên phải phân công anh em làm. Chúng tôi cũng phải phân cho công chức và các đoàn thể nhưng cũng khó vì yêu cầu họ phải có chuyên môn”.

Ông Hoàng Đình Kê, Phó Chủ tịch UBND phường 4 (TP.Vũng Tàu) cho biết: Ngoài cán bộ không chuyên trách nghỉ việc, UBND phường còn thiếu biên chế so với quy định nên trong công tác chuyên môn, UBND các phường gặp rất nhiều áp lực. Những cán bộ không chuyên trách nghỉ việc thì UBND phường phải bố trí người kiêm nhiệm, chẳng hạn như cán bộ truyền thanh do Phó Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa Học tập cộng đồng kiêm nhiệm; cán bộ Văn thư – Lưu trữ do bảo vệ thực hiện.

“Vừa rồi tỉnh cắt lương phụ cấp làm cho mọi người ở phường 4 nghỉ việc nhiều, đến giờ này cán bộ không chuyên trách nghỉ 4 người và tới đây còn nhiều đơn xin nghỉ việc nữa, trong đó có 1 chuyên trách và 6 đơn không chuyên trách. Lãnh đạo phường cũng vận động mọi người ở lại chờ những chính sách thay đổi, nhưng đồng lương đảm bảo cuộc sống cho họ thì họ mới làm”- ông Hoàng Đình Kê cho biết.

{keywords}
Thiếu người làm việc nhiều địa phương bố trí 1 cán bộ kiêm nhiệm nhiều đầu việc.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, tạo sự yên tâm, gắn bó với công việc, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách và một số chức danh khác ở cấp xã, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã tổ chức nhiều cuộc họp với các sở, ngành liên quan tìm biện pháp hỗ trợ cho đội ngũ này.

Theo ông Trương Thanh Phong, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, quy định của luật ngân sách, những khoản phụ cấp thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải có sự đồng ý của các bộ, ngành liên quan như Bộ nội vụ, Tài chính, Lao động- Thương binh và Xã hội… Hiện tỉnh cũng đang chờ ý kiến của các cấp, ngành để tiếp tục thực hiện chủ trương khuyến khích hỗ trợ.

Cũng theo ông Phong, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang thực hiện khoán kinh phí quỹ tiền lương và hoạt động cho các xã, phường. Để tinh gọn bộ máy, tỉnh cũng khuyến khích kiêm nhiệm cho người không chuyên trách để tăng thu nhập.  

“Cũng chỉ đạo giảm khối phường xã để tinh gọn bộ máy, về chính sách thì phải chờ Hội nghị Trung ương 7 thông qua Đề án cải cách tiền lương, sẽ bỏ hết phụ cấp và các chế độ khác, mà chỉ có lương cho công chức chuyên ngành thôi, kể cả chủ tịch, công chức xã phường. Trong giai đoạn này rất khó để Nghị quyết dừng lại những chính sách đó, nên phải chờ ý kiến Bộ nội vụ”- ông Trương Thanh Phong cho biết.

Nhiều cán bộ không chuyên trách ở xã, phường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu mong muốn, tỉnh nên có cơ chế hỗ trợ đặc thù cho những người không chuyên trách. Bên cạnh đó, sớm áp dụng hình thức khoán việc cho mỗi cán bộ địa phương, từ đó Uỷ ban nhân dân các phường, xã tự chủ nguồn kinh phí, tuyển dụng con người phù hợp với công việc. Như vậy, nhiệm vụ tinh gọn bộ máy, trẻ hóa đội ngũ cán bộ sẽ thực hiện được dễ dàng.

(Theo VOV)

Lương thấp, sao nhiều người vẫn muốn vào Nhà nước?

Lương thấp, sao nhiều người vẫn muốn vào Nhà nước?

Lương thấp nhưng nhiều người vẫn muốn vào Nhà nước là vì thu nhập ngoài lương rất lớn và còn nhiều cơ hội khác…

Lương thấp hơn osin nhưng vẫn mơ ước làm ngân hàng

Lương thấp hơn osin nhưng vẫn mơ ước làm ngân hàng

Mặc váy ngắn, đi giày cao gót, ra vào quẹt thẻ, ngồi phòng máy lạnh…là hình ảnh vẫn được gắn cho nữ nhân viên ngân hàng. Vì thế, dù mức lương 2-4 triệu đồng mỗi tháng, có hàng nghìn người vẫn “ước mơ vươn tới ngân hàng”.

Nhân viên ngân hàng: Lương thấp nên giảm lòng trung thành

Nhân viên ngân hàng: Lương thấp nên giảm lòng trung thành

Một trong những nguyên nhân khiến cho nhân viên không còn muốn gắn bó với ngân hàng đó chính là yếu tố chính sách lao động và môi trường làm việc, tức là khi ngân hàng không xử lý đúng quy định, không thoả đáng các chính sách lương thưởng

Lương thấp, tiếp viên hàng không chuyển nghề mại dâm?

Lương thấp, tiếp viên hàng không chuyển nghề mại dâm?

Một số nữ tiếp viên hàng không ở Nhật Bản được cho là đang hành nghề mại dâm để kiếm thêm thu nhập do tiền lương ngày càng giảm.

Đừng vì lương thấp mà đòi phong bì!

Đừng vì lương thấp mà đòi phong bì!

 Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An, tỉnh Quảng Nam - nói như vậy về lệnh cấm tuyệt đối cán bộ, công chức nhận phong bì khi thực hiện công vụ do chính quyền địa phương này vừa ban hành