Căn phòng nằm ở tầng sảnh 1 khu chung cư mát rượi và không có bóng nhân viên nào. Với thiết kế nhiều sắc màu và ánh sáng đầy thư giãn nhưng bạn khó có thể ngờ đây là 1 phòng giao dịch ngân hàng nơi bạn có thể gửi, rút tiền và thậm chí làm thẻ ATM mà không cần qua 1 nhân viên giao dịch nào, không mất công đến ngân hàng ký tá giấy tờ, chờ đợi

 Đó có lẽ là hình ảnh tiêu biều cho cuộc chạy đua ứng dụng công nghệ vào ngân hàng đang gay gắt hơn bao giờ hết. Hầu hết các nhà băng đều ý thức được tầm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), họ có thể bứt phá lên top đầu hay cũng có thể bị bỏ lại đằng sau trong cuộc đua này.

Dồn dập vào cuộc

Tại Hội thảo “Phát triển ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng” - một hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Kết nối Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam (Vietnam Innovation Network) năm 2018 phục vụ xây dựng Đề án đánh giá tác động và Chiến lược Quốc gia về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, ngành ngân hàng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0.

Chính vì vậy, NHNN đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động của ngành nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0.

{keywords}
Ngành ngân hàng dẫn đầu trong việc ứng dụng công nghệ. (Ảnh Phạm Hải)

Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó vụ trưởng Vụ thanh toán, phó ban chỉ đạo Fintech NHNN cho biết, ngân hàng là ngành có ứng dụng sâu rộng thành tựu khoa học công nghệ. Chính phủ và NHNN đã có định hướng và giải pháp cụ thể để ứng dụng công nghệ vào ngân hàng, nếu như trước đây thường được biết đến là ứng dụng CNTT thì giờ là số hóa ngân hàng,...

Năm 2016, NHNN đã triển khai để án thanh toán không dùng tiền mặt, với hàm lượng ứng dụng khoa học công nghệ rất mạnh. Các DN Fintech, những startup làm về lĩnh vực kinh tế - tài chính, cũng đang tích cực triển khai những thành tựu mới này.

Theo ông Sơn, tiếp cận cuộc CMCN 4.0, thời gian gần đây, các ngân hàng tự đổi mới công nghệ với tốc độ rất nhanh, phát triển các ứng dụng riêng hoặc tăng cường hợp tác với các công ty Fintech. Điện toán đám mây (cloud computing) đang phát triển rất tốt, các ngân hàng bắt đầu xây dựng và đẩy mạnh sử dụng dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI) và bắt đầu nghiên cứu công nghệ chuỗi khối blockchain, kết nối vạn vật.

Theo ông Sơn, hiện một số TCTD đã phát triển ngân hàng số như: TPBank với LiveBank, Vietcombank với Digital Lab, Vietinbank với Corebank thế hệ mới hiệu suất cao tích hợp đa dịch vụ và kho dữ liệu DN (EDW), MB với ứng dụng trợ lý ảo ChatBot phục vụ khách hàng 24x7 trên mạng xã hội,... Lienvietpostbank với ViViet...

Về công nghệ blockchain, ông Sơn cho biết, 4 tổ chức gồm Vietinbank, TPBank, VIB và Napas đang thử nghiệm chuyển tiền thông qua công nghệ blockchain. Bên cạnh đó là ứng dụng cloud để tối ưu hóa hạ tầng. 

{keywords}
 

Gần đây, các ngân hàng đã thực sự nhận ra sức mạnh của chuyển đổi số (digital transformation) và mấu chốt nằm ở việc tạo ra một lõi kỹ thuật số (digital core). Lõi kỹ thuật số này là nền tảng cho sự phát triển ngân hàng số, giúp mở rộng giao tiếp với hệ sinh thái số của khách hàng và các công ty Fintech qua các giao diện chương trình ứng dụng (APIs).

Rảo cản 4.0: Mấu chốt là chia sẻ, bảo mật, đào tạo và quy trình

Khác với trước kia, theo khảo sát hồi tháng 4 của NHNN, 81% TCTD lựa chọn mô hình hợp tác giữa ngân hàng - Fintech để cùng phát triển, cao hơn nhiều so với tỷ lệ ngân hàng lựa chọn tự phát triển sản phẩm fintech hay đầu tư vào startup fintech,...

Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng Vietinbank (CTG) cho biết, ngân hàng ưu tiên ứng dụng CNTT vào xây dựng, phát triển dịch vụ, sản phẩm theo trải nghiệm khách hàng. Vietinbank thay thế Corebanking mới như là trái tim của NH (một dạng NH số), đầu tư xây dựng kho dữ liệu khách hàng (coi đây là bộ não), từ đó đưa ra phân tích hành vi, thói quen của khách hàng nhằm đưa ra những sản phẩm, dịch vụ hợp lý. CTG cũng cung cấp API cho các DN ngoài để các Fintech khác kết nối mở rộng các ứng dụng.

Trên thực tế, cuộc chạy đua ứng dụng công nghệ vào NH đang gay gắt hơn bao giờ hết. Hầu hết các NH đều ý thức được tầm quan trọng của cuộc CMCN 4.0, họ có thể bứt phá từ một NH nhỏ vừa lên top đầu hay cũng có thể bị bỏ lại đằng sau trong cuộc đua này. 

NHNN là cơ quan hỗ trợ mạnh mẽ trong cuộc cách mạng này. Cho đến nay, NHNN đã cấp phép 27 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, mở đường cho thanh toán di động thành xu hướng với các công nghệ mới như QR Code (Quick Response Code - mã phản hồi nhanh), tiếp xúc trường gần NFC, số hóa thông tin thẻ (tokenization), ví điện tử,...

{keywords}
Ngân hàng đẩy mạnh hợp tác với các công ty Fintech.

Hiện 12 ngân hàng đã triển khai dịch vụ thanh toán QR Code, hơn 5.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code, 78 tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet, 41 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán trên điện thoại di động,...

Ông Trần Trí Mạnh, chủ tịch HĐQT CTCP Giải pháp thanh toán VNPay, cho biết, tới nay, hầu hết các NH đều sẵn sàng hợp tác với các công ty Fintech để xây dựng cho mình những siêu ứng dụng, mở rộng hệ sinh thái của chính mình, tiếp cận tới nhiều khách hàng mà trước đây NH bỏ trống.

Cụ thể, VNPay đã hợp tác với 18 nhà băng ở Việt Nam và 7 nhà băng nước ngoài, phát triển nhiều ứng dụng trên Mobile Banking của nhiều ngân hàng như tính năng tài chính, đặt xe; booking phòng khách sạn; mua sắm hàng hóa có hóa đơn; mua vé máy bay,...

Vietcombank cũng vừa xây dựng thành công VCB Pay, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), sử dụng công nghệ dữ liệu lớn (big data),... Các công nghệ này giúp người dùng có thể thực hiện nhanh chóng nhiều dịch vụ trong đó chuyển tiền, chia tiền, đòi tiền. VCB Pay xác thực bằng FaceID, nhận dạng giọng nói,...

Ông Trần Trí Mạnh nhận định, CMCN 4.0 có thể sẽ giúp các NH phát triển nhanh hơn trước rất nhiều. Có dịch vụ phát triển rất nhanh, như QR Code tốc độ tháng sau tăng vài chục lần so với tháng trước. 

Theo ông Mạnh, công nghệ thay đổi cuộc chơi, nó giống như sự thay thế của đèn điện cho đèn dầu. Đèn dầu hiện vẫn còn được sử dụng nhưng đèn điện là chính. NH sẽ phải đầu tư nhiều công nghệ mới, nhưng vẫn có thể sử dụng song song các công nghệ cũ như trường hợp hàng trăm ngàn điểm thanh toán POS có thể được bổ sung thêm tính năng nhận thanh toán công nghệ QR Code mới.

Rào cản lớn đối với CMCN 4.0 đối với lĩnh vực NH tại Việt Nam, ông Mạnh cho rằng, là các vấn đề như chia sẻ, bảo mật, đào tạo và quy trình. 

Một điểm quan trọng nữa là xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn, đồng nhất. Nó đòi hỏi sự chia sẻ cũng như bảo mật. Để bảo có công nghệ tốt và bảo mật tốt thì chi phí đầu tư cho nhân sự cũng rất lớn, có thể lên tới 500 USD/giờ hay hàng chục ngàn USD/tháng.

M. Hà

Bị truy nợ, những ngày bi đát của nữ đại gia 'Bông hồng vàng'

Bị truy nợ, những ngày bi đát của nữ đại gia 'Bông hồng vàng'

Khối nợ khổng lồ của nữ đại gia Thuận Thảo, “Bông Hồng Vàng” một thời của Phú Yên được chuyển sang VAMC sau nhiều lần bán đấu giá thất bại. Nữ đại gia ngàn tỷ tiếp tục lún sâu vào khó khăn nợ nần.

Về với đại gia Vũ Văn Tiền, nữ tướng Mai Hoa ghi dấu ấn đầu tiên

Về với đại gia Vũ Văn Tiền, nữ tướng Mai Hoa ghi dấu ấn đầu tiên

Nguyên Tổng giám đốc Vingroup Dương Thị Mai Hoa ghi dấu ấn đầu tiên sau khi sang làm CEO của Ngân hàng An Bình (ABBank) của đại gia Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT đế chế bất động sản Geleximco.

Của để dành, hàng tồn kho được giá ngàn tỷ của đại gia ngân hàng

Của để dành, hàng tồn kho được giá ngàn tỷ của đại gia ngân hàng

Nhiều ngân hàng lãi lớn trong 6 tháng đầu năm, trong đó có phần lớn từ xử lý 'của tồn kho' hay của để dành như nợ xấu, cổ phần sở hữu chéo.

'Nữ hoàng' vỡ mộng, nữ đại gia Việt lùm xùm, dứt tình với tiền Tây

'Nữ hoàng' vỡ mộng, nữ đại gia Việt lùm xùm, dứt tình với tiền Tây

Hai doanh nhân mang mác nữ hoàng Việt gặp cú sốc trên đỉnh cao, người mất 500 tỷ, kẻ vướng bản thỏa thuận 32 triệu USD. Ông lớn VinaCapital tiếp tục bán chốt lời hàng loạt cổ phiếu Việt.

Mỗi tháng kiếm hơn ngàn tỷ, đại gia Việt nhiều tiền chưa từng có

Mỗi tháng kiếm hơn ngàn tỷ, đại gia Việt nhiều tiền chưa từng có

Không hiếm các đại gia có lợi nhuận hơn 1.000 tỷ/tháng, quy mô và túi tiền của các đại gia lên cao chưa từng có.