Người quản lý của công ty đòi nợ tới đây có thể phải có trình độ học vấn từ đại học trở lên, người lao động trong lĩnh vực này cũng phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành như kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Liên quan đến của Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi điều kiện về vốn, theo đó mức vốn điều lệ tối thiểu đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2 tỷ đồng.
Về điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ dự thảo quy định phải trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh; và chưa từng bị kết án.
Vốn điều lệ tối thiểu đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2 tỷ đồng. |
Đồng thời, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Về điều kiện đối với người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ, nội dung dự thảo quy định, người lao động được tuyển dụng theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ sáu tháng trở lên có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
Ngoài ra, người lao động trong lĩnh vực đòi nợ không thuộc một trong các trường hợp như đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Nngười lao động trong lĩnh vực này không thuộc các đối tượng đã từng bị kết án, đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Hoặc đã từng bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, làm nhục người khác, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, dự thảo quy định.
(Theo Bizlive)
Dán cáo phó, phát nhạc đám ma để đòi nợ
Để gây sức ép, ngày 10-6, đối tượng Tuân còn dán cáo phó, mở nhạc đám ma, uy hiếp tinh thần của vợ anh Giang...
Khi ngân hàng 'đứng cho vay, quỳ đòi nợ'
“Xử lý nợ xấu quyền là của chủ nợ, của ngân hàng (NH) nhưng chúng tôi không có, mỗi lần đi đòi rất đau khổ”, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cho biết.
Cho vay lãi cắt cổ, đòi nợ kiểu giang hồ
Vay tiêu dùng ở Việt Nam không những phải chịu lãi suất cắt cổ, mà khi không trả được nợ đúng hẹn, lại còn bị đòi theo kiểu “xã hội đen”khiến nhiều khách hàng hoảng sợ.
Đòi nợ thuê: Mặc đồng phục, báo cho công an biết
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải tự thiết kế trang phục. Đặc biệt, trang phục này phải được thông báo với cơ quan công an có thẩm quyền, chính quyền địa phương về việc sử dụng trang phục này.
Đòi nợ giang hồ: Bắt cóc, tống tiền và truy sát
Nạn nhân là người chuyên làm bảng hiệu quảng cáo, nhóm 7 đối tượng giang hồ đã đóng vai khách hàng, giả vờ gọi điện "mời" đến nhà để thi công.