Doanh nghiệp một thời chết chìm dưới tay “sếp Lexus biển xanh” Trịnh Xuân Thanh tiếp tục gây sốc cho dù đã thay thế dàn lãnh đạo và dàn sếp “mẹ - con” cùng vào tù vì những sai phạm nghiêm trọng.

Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC (mã chứng khoán PVX) vừa công bố tài liệu dự kiến trình đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2018 họp ngày 22/6. Theo đó, PVX bỏ ngỏ kế hoạch lợi nhuận năm 2018 cho dù lỗ 416 tỷ đồng trong năm 2017.

PVX cho rằng sẽ phải đối mặt một số rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Do vậy, PVX đặt mục tiêu giá trị sản xuất 2018 giảm 29% xuống còn 3.100 tỷ đồng. Tổng doanh thu giảm 3% chỉ đạt 3.800 tỷ đồng.

Trong năm 2018, PVX đối mặt với một rủi ro là không có khả năng thu xếp dòng tiền để trả nợ vay ủy thác của Tập đoàn Dầu khí, trong bối cảnh, lỗ lũy kế tại 31/12/2017 của công ty mẹ PVX là 3.253 tỷ đồng, các tài sản/dự án hình thành từ nguồn vốn vay ủy thác của tập đoàn không phát huy được hiệu quả. 

{keywords}
Trịnh Xuân Thanh (trái) và Vũ Đức Thuận

PVX cũng đang đối mặt với việc dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình II gặp khó khăn triển khai do những chênh lệch giữa chi phí thực tế thực hiện hợp đồng so với tổng giá trị hợp đồng quá lớn, lên tới hơn 1.000 tỷ đồng,...

Bên cạnh đó, PVX còn đối mặt với rủi tại các dự án đang chờ quyết toán như Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, dự án Nhiệt điện Quảng Trạch, dự án Ethanol, dự án PVTex, dự án Lô B - Ô môn,... do khối lượng công việc bị cắt giảm và chi phí gia tăng. PVX cũng đối mặt với rủi ro từ các khoản đầu tư tài chính, công nợ phải thu khó đòi,...

Dưới thời Trịnh Xuân Thanh, PVX đã rơi vào tình trạng mất cân đối dòng tiền nghiêm trọng. Sau 5 năm, tới thời điểm hiện tại, PVC vẫn chưa thoát khỏi tình cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất, lợi nhuận âm hoặc thấp và vốn chủ sở hữu tụt giảm.

Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án liên quan đến 2 nhà máy nhiệt điện xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) hồi đầu tháng 5/2018, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã có đơn rút kháng cáo đối với cả 2 bản án liên quan đến ông. Đơn rút kháng cáo được chấp thuận và bản án sở thẩm đã tuyên với bị cáo Thanh đã có hiệu lực pháp luật.

Trên thực tế, dưới thời Trịnh Xuân Thanh giai đoạn 2010-2012, PVX đầu tư tài chính dàn trải và quá lớn, vượt cả ngàn tỷ so với vốn điều lệ. PVX đã góp vốn vào hàng chục công ty với tổng đầu tư hơn 3,1 ngàn tỷ so với vốn 2,5 ngàn tỷ khi đó. Mặc dù tài chính không lành mạnh nhưng PVX được chỉ định các gói thầu lớn như Nhiệt điện Thái Bình 2, Ethanol Phú Thọ, Xơ sợi Đình Vũ,... Những dự án này sau đó đều rời vào tình trạng bi đát.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhóm cổ phiếu ngân hàng hút dòng tiền rất mạnh. Tuy nhiên, áp lực chốt lời sau 7 phiên thị trường tăng điểm khiến hầu hết các cổ phiếu “vua” đóng cửa giảm điểm, với các gương mặt như Vietinbank, BIDV, ACB, MBB,...

Nhóm cổ phiếu chứng khoán giữ được đà tăng như SSI, HCM, VCI.

Một số cổ phiếu vốn hóa lớn như VRE, VJC, TCB, MWG,... tăng điểm.

TTCK tiếp tục hồi phục, với mức tăng 14% từ đáy. VN-Index đã leo ngoạn mục từ 915 điểm hồi cuối tháng 5 lên gần 1.040 điểm như hiện tại. Tuy nhiên, áp lực bán của các tổ chức trong và ngoài nước vẫn khá lớn.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng 200 tỷ đồng trong phiên đầu tuần, với lượng bán ròng tập trung vào Hòa Phát (HPG), Vingroup (VIC), Vincom Retail (VRE), Đất Xanh (DXG),...

Một số công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng, thị trường tuần mới sẽ chứng kiến nhiều rung lắc sau một loạt phiên hồi phục liên tục.

SHS cho rằng, dòng tiền vẫn có sự dè dặt ở vùng giá cao, chỉ thực sự giải ngân mạnh nếu thị trường điều chỉnh. Vùng giá 1.020-1.070 điểm sẽ tiếp tục là vùng dao động của thị trường trong thời gian tới.

Trong khi đó, BSC nhận định, có rủi ro các phiên điều chỉnh sắp tới. Nhà đầu tư có thể tiến hành giải ngân một phần trong các phiên giảm điểm, tránh việc mua đuổi.

BVSC thì dự đoán, diễn biến tiêu cực nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì.

Kết thúc phiên giao dịch 11/6, VN-index tăng 0,01 điểm lên 1.039,02 điểm; HNX-Index giảm 1,4 điểm xuống 118,45 điểm. Upcom-Index giảm 0,18 điểm xuống 53,64 điểm. Thanh khoản đạt 220 triệu cổ phần. Giá trị đạt 8,1 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Xuống đáy lịch sử: Cơn 'ác mộng' của đại gia Đoàn Nguyên Đức, Lê Phước Vũ

Xuống đáy lịch sử: Cơn 'ác mộng' của đại gia Đoàn Nguyên Đức, Lê Phước Vũ

Cổ phiếu doanh nghiệp nhà ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) và Lê Phước Vũ liên tục giảm giá xuống mức thấp lịch sử nhưng vận đen dường như chưa hết đối với 2 doanh nhân nổi tiếng.

Uber rút lui, đại gia Hồ Huy tính làm chuyện lớn

Uber rút lui, đại gia Hồ Huy tính làm chuyện lớn

Đại gia Hồ Huy đã có những bước đi dồn dập để thực hiện một chiến lược được đưa ra từ khi Uber chưa rút khỏi Việt Nam. Kế hoạch được kỳ vọng sẽ giúp Tập đoàn Mai Linh lớn mạnh và có sức cạnh tranh lớn hơn.

Đại gia giàu nhất làng ngân hàng mất đứt 6.000 tỷ

Đại gia giàu nhất làng ngân hàng mất đứt 6.000 tỷ

Đại gia gốc Đông Âu, cả nhà có tỷ USD, giàu nhất ngân hàng Việt chứng kiến túi tiền bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là khởi đầu và doanh nhân kín tiếng này đang có kế hoạch khủng.