Năm 2019, mức đóng BHYT hộ gia đình sẽ có những thay đổi theo các quy định của Nhà nước.

Hướng dẫn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 1/1/2019

Thẻ BHYT hết hạn vẫn được thanh toán

Cụ thể, tại Khoản 8 Điều 4 Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 quy định: Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

Chính phủ giao các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.

{keywords}
 

Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng.

Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ: Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này; Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Còn tại Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT quy định mức đóng BHYT của đối tượng hộ gia đình: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Do vậy, mức đóng BHYT theo hộ gia đình năm 2019 sẽ có những thay đổi.

Cụ thể:

Từ ngày 01/01/2019 đến hết 30/6/2019 mức tham gia BHYT hộ gia đình (theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng//tháng) sẽ là:

Người thứ nhất: 62.550 đồng/tháng; 1 năm là: 750.600 đồng.

Người thứ 2: 43.785 đồng/tháng;  1 năm là: 525.420 đồng.

Người thứ 3: 37.530 đồng/tháng; 1 năm là: 450.360 đồng.

Người thứ 4: 31.275 đồng/tháng; 1 năm là: 375.300 đồng.

Từ người thứ 5 trở đi: 25.020 đồng/tháng; 1 năm là: 300.240 đồng.

Từ ngày 01/7/2019 trở đi mức tham gia BHYT hộ gia đình (theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) sẽ là:

Người thứ nhất: 67.050 đồng/tháng; 1 năm là: 804.600 đồng.

Người thứ 2: 46.935 đồng/tháng; 1 năm là: 563.220 đồng.

Người thứ 3: 40.230 đồng/tháng; 1 năm là: 482.760 đồng.

Người thứ 4: 33.525 đồng/tháng; 1 năm là: 405.300 đồng.

Từ người thứ 5 trở đi: 26.820 đồng/tháng; 1 năm là: 321.840 đồng.

(Theo ĐS&PL)

Thẻ BHYT: Thay đổi quan trọng từ 2019 triệu người cần biết

Thẻ BHYT: Thay đổi quan trọng từ 2019 triệu người cần biết

Từ năm 2019, sẽ có một số thay đổi quan trọng liên quan đến thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) mà người dân cần biết như: không in mới, không đổi thẻ BHYT; cấp lại thẻ BHYT chỉ trong 24 giờ...

Từ năm 2019 không in mới, không đổi thẻ BHYT

Từ năm 2019 không in mới, không đổi thẻ BHYT

BHXH Việt Nam cho biết với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thẻ BHYT, từ năm 2019 hệ thống sẽ tiếp tục cập nhật dữ liệu người tham gia, không cần đổi thẻ sau mỗi năm như trước đây.