Nhiều khách hàng lo ngại, sắp có đợt tăng phí rút tiền nội mạng lên mức 1.650 đồng/giao dịch, nhiều loại phí ngân hàng khác cũng ngày càng tăng. Việc cải thiện tỷ trọng thu từ dịch vụ đang được nhiều ngân hàng tính đến, bởi đây được xem là nguồn thu bền vững, ít rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng.

Khách hàng lo ngại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vừa thông báo, từ 12/5 sẽ tăng phí rút tiền nội mạng qua ATM, mức 1.000 đồng lên 1.500 đồng/giao dịch. Nếu tính cả thuế Giá trị gia tăng 10%, chủ thẻ sẽ phải trả 1.650 đồng cho mỗi lần rút tiền. Ngoài phí rút tiền nội mạng, Agribank cũng tăng phí chuyển khoản liên ngân hàng tại ATM và phí chuyển khoản liên ngân hàng tại ứng dụng E-Mobile Banking lên mức 0,05% số tiền giao dịch.

Vietcombank cũng vừa thông báo tăng phí rút tiền ATM nội mạng thêm 500 đồng, lên mức 1.650 đồng/giao dịch (sau thuế), ngang với mức tăng của Agribank.

Vietinbank đưa ra hai mức phí rút tiền tại ATM của chính ngân hàng áp dụng cho các dòng thẻ khác nhau. Cụ thể, Thẻ Gold, Pink-Card chịu mức phí là 2.200 đồng/giao dịch (sau thuế), với dòng thẻ C-Card, S-Card mức phí là 1.650 đồng/giao dịch (sau thuế).

Trong khi đó, BIDV - ngân hàng còn sót lại của nhóm Big 4 có gốc nhà nước, vẫn chưa thông báo biểu phí rút tiền ATM mới.

Như vậy, đã có ba ngân hàng lớn nhất tăng phí rút tiền nội mạng sau 5 năm "đứng yên", kéo theo khoảng 38,73 triệu chủ thẻ, tương đương hơn 50% số người dùng sẽ phải trả thêm phí khi rút tiền tại ATM của chính ngân hàng phát hành thẻ.

{keywords}
Nhiều người lo ngại phí ngân hàng sẽ tăng trong thời gian tới

Trước đó, tháng 3/2018, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã điều chỉnh một số loại phí, như nâng mức phí SMS Banking từ 8.800 đồng lên 11.000 đồng/tháng, mức phí chuyển khoản nội mạng với số tiền trên 50 triệu đồng sẽ là 5.500 đồng/lần, thu phí quản lý tài khoản thanh toán mức 2.200 đồng/tháng...

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng thu phí chuyển khoản nhanh qua tài khoản hoặc thẻ khác hệ thống và khác địa phương là 0,05% số tiền. Ngân hàng Đông Á áp dụng phí chuyển khoản qua Internet Banking khác hệ thống là 11.000 đồng/giao dịch, cùng hệ thống nhưng khác tỉnh là 5.500 đồng/giao dịch. Cùng với đó, một số ngân hàng khác cũng bắt đầu thu phí nhiều dịch vụ trước đây vẫn được miễn.

Đại diện của Agribank giải thích, việc tăng phí từ ngày 12/5 chỉ là điều chỉnh nhỏ, để bù đắp vào việc đầu tư lớn cho hệ thống ATM và các dịch vụ, chứ không nhằm mục đích kinh doanh.

Nhiều ngân hàng cũng cho biết, muốn tăng phí ATM từ lâu, nhưng chưa dám vì còn lo ngại phản ứng từ khách hàng. Với phí rút tiền qua ATM, Ngân hàng Nhà nước quy định mức trần là 3.300 đồng/giao dịch, nhưng thời gian qua các ngân hàng chỉ áp dụng mức này với rút tiền ngoại mạng, còn nội mạng, tất cả vẫn duy trì mức phí có cả thuế Giá trị gia tăng là 1.100 đồng/giao dịch. Nếu tính đầy đủ, thì không bù đắp được chi phí.

Nhiều khách hàng lo ngại sau khi Agribank tiên phong, một loạt các ngân hàng khác sẽ làm theo, tăng phí rút tiền nội mạng lên mức 1.650 đồng/giao dịch. Rất nhiều người sử dụng thẻ ATM để rút tiền cho hay, họ không có sự lựa chọn nào khác, bởi quy định trả lương qua tài khoản. Trong đó, những người có thu nhập thấp phải chịu thiệt thòi nhất.

Nhiều lao động tại các khu công nghiệp, cả tháng chỉ được trả lương 4-5 triệu đồng. Số tiền đó thường được dùng để chi tiêu hàng ngày. Nhận lương qua thẻ ATM, tự nhiên họ phải để lại số dư tối thiểu 50.000 đồng trong tài khoản và phải gánh các loại phí rút tiền, phí duy trì tài khoản, phí chuyển tiền, phí SMS... Nếu các loại phí này tăng lên thì họ lại chịu thêm thiệt thòi.

Theo chuyên gia ngân hàng Phạm Nam Kim, nếu căn cứ trên thu nhập đầu người giữa Việt Nam và EU, có thể thấy các ngân hàng Việt Nam thu phí dịch vụ cao hơn gấp nhiều lần. Thông thường các ngân hàng EU không thu phí chuyển tiền trong cùng hệ thống, phí truy vấn tài khoản, miễn phí duy trì tài khoản thanh toán...

Tuy ngân hàng bỏ ra một kinh phí khá lớn đầu tư cho hệ thống ATM, song cũng được hưởng lợi lớn từ nguồn vốn lãi suất không kỳ hạn giá rẻ mà khách hàng để trong tài khoản. Với số tiền gửi không kỳ hạn này, ngân hàng đem cho vay với lãi suất thấp nhất khoảng 5-6%/năm là cũng đã lãi to. Vì thế, ngân hàng có thể dư sức bù đắp cho các khoản miễn phí từ phí dịch vụ với khách hàng, ông Kim cho biết.

{keywords}
Tăng phí ATM nhưng tình trạng xếp hàng chờ đến lượt rút tiền vẫn xảy ra

Phí còn tăng

Các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, trung bình doanh thu từ dịch vụ của các ngân hàng thế giới chiếm từ 30-40% trong tổng doanh thu của ngân hàng. Nhưng ở Việt Nam, rất ít ngân hàng đạt được con số đó. Vì vậy, việc cải thiện tỷ trọng thu từ dịch vụ đang được nhiều ngân hàng đặt ra, bởi đây được xem là nguồn thu bền vững và ít rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng. Thời gian qua các ngân hàng đều hướng nguồn thu sang dịch vụ. Chuyển thu nhập từ tín dụng sang phí nên nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng các loại phí liên quan đến thẻ, ATM, ngân hàng điện tử...

Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ của các ngân hàng thương mại ngày càng tăng. Năm 2017, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng thương mại tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước. Tại Vietcombank, năm 2017, thu nhập ngoài tín dụng của Ngân hàng chiếm 25,6% tổng thu nhập.

Nguyên tổng giám đốc một ngân hàng lớn thừa nhận, việc phát triển dịch vụ thẻ mang lại nguồn lợi khá tốt cho các ngân hàng. Chỉ tính riêng với dịch vụ SMS banking, chủ thẻ mỗi tháng phải trả 10.000 đồng, nếu ngân hàng có lượng khách hàng lên 1 triệu thẻ, thì mỗi tháng sẽ thu về 10 tỷ đồng, một năm là 120 tỷ đồng.

Năm 2018, cùng với kế hoạch lợi nhuận khủng, nhiều ngân hàng cũng nâng cao chỉ tiêu doanh thu từ dịch vụ.  Phí thì tăng nhưng hầu hết các ý kiến đều cho rằng chất lượng dịch vụ của các ngân hàng hiện không theo kịp. Chẳng hạn, tình trạng máy ATM hết tiền, gặp trục trặc, tạm dừng hoạt động thường xuyên xảy ra.

Việc tăng phí hay đặt ra các loại phí tùy tiện, sẽ gây bất lợi cho các chủ tài khoản. Điều đáng lo ngại là khi các ngân hàng đều tăng phí thì khách hàng vẫn phải chấp nhận, vì không có lựa chọn khác.

Trần Thủy

Các ngân hàng đang thu phí dịch vụ Bankplus thế nào?

Các ngân hàng đang thu phí dịch vụ Bankplus thế nào?

Trong số các ngân hàng cung cấp dịch vụ Bankplus chỉ có BIDV và Vietcombank hiện thu phí chuyển khoản cùng hệ thống. Các nhà băng còn lại đều miễn phí giao dịch này.

Giám đốc ngân hàng nhảy lầu khi công an thực hiện lệnh khám xét

Giám đốc ngân hàng nhảy lầu khi công an thực hiện lệnh khám xét

Công an đến trụ sở tiến hành khám xét, công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì Giám đốc Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Hưng Yên đã nhảy lầu.

Hơn 2.500 ngày trốn nợ: Đại gia Đà Nẵng bị ngân hàng tịch thu đất

Hơn 2.500 ngày trốn nợ: Đại gia Đà Nẵng bị ngân hàng tịch thu đất

4 khu đất rộng gần 250 ngàn mét vuông của Công ty CP dây cáp điện Tân Cường Thành tại Đà Nẵng vừa bị ngân hàng thông báo thu giữ do chây ì nợ.

Nữ Tổng giám đốc ngân hàng khóc nức nở lúc nửa đêm

Nữ Tổng giám đốc ngân hàng khóc nức nở lúc nửa đêm

Phiên toàn kết thúc lúc 22g30, bị cáo Nguyễn Minh Thu từng là Tổng giám đốc ngân hàng đã òa khóc nức nở khi nói về bản án dành cho mình và nhóm lãnh đạo.

Đại gia gốc 'Đông Âu': Cả nhà có tỷ USD, giàu nhất ngân hàng Việt

Đại gia gốc 'Đông Âu': Cả nhà có tỷ USD, giàu nhất ngân hàng Việt

Thêm một đại gia Việt kín tiếng vừa lộ diện với một loạt các thương vụ người nhà đăng ký mua số cổ phần trị giá cả tỷ USD. Nếu không có gì thay đổi, đây sẽ là gia đình giàu nhất trong giới ngân hàng.