Kết quả bước đầu đợt rà soát xe công của tất cả các bộ, ngành, địa phương mà Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính đang thực hiện cho thấy, lượng xe công dư thừa cả nước hiện nay khoảng 7.000 chiếc.

Trong số các bộ, ngành, địa phương dư thừa nhiều xe, như Dân trí đã đưa tin, có các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (thừa 176 xe), Bộ Công Thương (thừa 57 xe), hệ thống công đoàn của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (thừa 82 xe), tỉnh Bình Thuận (thừa 29 xe), tỉnh Quảng Ninh (thừa 73 xe)...

{keywords}

Mặc dù số lượng xe công dư thừa lớn như vậy nhưng nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn đề nghị cho mua xe mới.

Lượng xe dư thừa so với định mức, tiêu chuẩn mà Thủ tướng Chính phủ đã quy định trong Quyết định số 32/QĐ-TTg về mua sắm, quản lý sử dụng xe công chủ yếu do nhiều bộ, ngành địa phương xác định sai tiêu chuẩn, định mức ở các đơn vị, các chức danh hoặc đã mua mới để thay cho xe cũ nhưng lại không tổ chức thanh lý.

Để xử lý tình trạng này, Bộ Tài chính đã liên tục có các công văn gửi các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh rà soát, sắp xếp lại, nơi nào dư thừa xe công sẽ phải điều chuyển sang nơi thiếu, các loại xe hết khấu hao, đã chạy quá 15 năm hoặc 25 vạn km thì được cho phép bán thanh lý.

Được biết, tính đến nay, theo yêu cầu của Chính phủ, trong quý I/2016, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành báo cáo tổng hợp, rà soát xe công nhưng vẫn còn tới khoảng 30% số bộ, ngành, địa phương chưa gửi báo cáo về cho Bộ Tài chính tổng hợp.

"Từ này đến cuối tháng, Bộ Tài chính sẽ cố gắng hoàn thiện và có báo cáo chính thức trình Thủ tướng tình hình chung về mua sắm, quản lý, sử dụng xe công của cả nước. Các tỉnh, thành, bộ ngành nào còn chưa báo cáo sẽ bị nhắc nhở, kiểm điểm. Các đơn vị nào chưa có báo cáo sẽ không được xem xét mua xe mới", một quan chức Bộ Tài chính cho hay.

Đã xảy ra hiện tượng, từ đầu năm đến nay, ở một số địa phương, dùng xe công đi ăn nhậu hàng đoàn.

Đã xảy ra hiện tượng, từ đầu năm đến nay, ở một số địa phương, dùng xe công đi ăn nhậu hàng đoàn.

Theo số liệu của Cục quản lý công sản, hiện cả nước có khoảng 40.000 xe công, tổng chi phí cho số xe công hoạt động trong 1 năm: Xăng xe, chi phí bảo dưỡng, tiền lương cho lái xe... khoảng 13.000 tỉ đồng/năm. Hiện có khoảng 30% số xe công đến hạn thanh lý với số lượng lên tới trên 11.000 chiếc.

Theo tính toán của Cục Quản lý công sản, tổng chi phí cho một chiếc xe công/năm là khoảng 320 triệu đồng. Một số cơ quan đơn vị đã áp dụng cơ chế khoán xe công nhưng rất ít người đăng ký dù có nơi khoán 10 triệu đồng/tháng. UBND thành phố Hà Nội cũng dự kiến triển khai khoán xe công trong thời gian tới, dự kiến tiết kiệm được 200 triệu đồng/xe/năm.

Vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh cũng đã xảy ra chuyện 51 xe công đi tiệc nhà Giám đốc Sở

Vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh cũng đã xảy ra chuyện 51 xe công đi tiệc nhà Giám đốc Sở

Trong báo cáo mới nhất, Bộ Tài chính cũng cho biết, năm 2015, các cơ quan, đơn vị trong cả nước đã mua mới 611 xe ô tô với tổng nguyên giá 603 tỷ đồng (nguyên giá bình quân khoảng 987 triệu đồng/xe).

Bình luận về tình trạng "loạn" xe công hiện nay, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, chế độ xe công hiện nay rất khó thay đổi do tính chất "đặc quyền, đặc lợi" cho người được sử dụng.

"Văn phòng Quốc hội cũng đã từng tổ chức khoán xe công nhưng hầu như không thực hiện được vì chế độ khoán xe công được cho là không hấp dẫn. Nếu khoán xe, thuê xe biển trắng đi vào các cơ quan thì bị phân biệt, đối xử, không cho vào mà đi xe taxi thì nhiều cán bộ cho là chất lượng kém, xe hôi hám... Đi xe biển xanh được phục vụ chu đáo và giải quyết được khâu oai", ông Nguyễn Sỹ Cương, đại biểu Quốc hội bình luận.

Theo dan tri