Doanh nghiệp liên quan tới Trịnh Xuân Thanh đã bất ngờ đặt mục tiêu lãi vào phút chót cho dù chỉ còn vài tuần nữa là kết thúc năm. Thời kỳ kinh doanh thua lỗ thê thảm lên tới cả ngàn tỷ đồng có thể đã qua đi.

Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - Tổng Công ty PVC (mã chứng khoán PVX) đã chính thức thông báo sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 vào ngày 15/12 tới sau nhiều lần trì hoãn.

Theo tài liệu công bố, PVC đặt mục tiêu doanh thu 7 ngàn tỷ đồng và lãi ròng 55 tỷ đồng trong năm 2017, bất chấp doanh thu hợp nhất 9 tháng chỉ đạt hơn 2,5 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận âm hơn 32 tỷ.

PVX cũng vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Bình (1976) giữ chức Phó Tổng Giám đốc. Ông Bình nguyên là phó Trưởng ban Quản lý dự án điện lực Dầu khí Sông hậu 1. Tờ trình ký kết Phụ lục điều chỉnh Hợp đồng EPC dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 cũng sẽ được trình cổ đông thông qua.

{keywords}

Được biết, Cơ quan điều tra Bộ Công an hiện đang tiến hành điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty liên quan dự án này.

Trước đó, PVX là một doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành xây lắp với vị trí là công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam PetroVietnam (PVN). Tuy nhiên, doanh nghiệp này chìm sâu vào khó khăn dưới thời lãnh đạo của cựu chủ tịch Trịnh Xuân Thanh.

Thời điểm ông Thanh luân chuyển về Bộ Công Thương khoản lỗ hợp nhất năm 2013 của PVX lên tới hơn 3 ngàn tỷ đồng.

Cho đến nay, ít nhất 2 dàn lãnh đạo của các DN liên quan tới Trịnh Xuân Thanh đã bị khởi tố, nhiều người đã vào tù như: Vũ Đức Thuận, nguyên ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc;  Nguyễn Mạnh Tiến, Phó tổng giám đốc; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng giám đốc;  Phạm Tiến Đạt, nguyên kế toán trưởng PVC.

Vụ án PVC cũng đã xác định được các dấu hiệu “cố ý làm trái” và đang tiếp tục được điều tra làm rõ.

Những thông tin ban đầu cho thấy, Tổng công ty PVC dưới thời Trịnh Xuân Thành thua lỗ do dùng tiền dự án cho vay cá nhân, quản lý đầu tư lỏng lẻo, thua lỗ ở các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết, còn thua lỗ… 

Đóng cửa phiên 8/12, PVX giảm 4,3% xuống mức 2.200 đồng/cp.

Thị trường khép lại với những diễn biến tích cực khi thị trường đã chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm điểm liên tiếp. Một số cổ phiếu lớn như Vinamilk và Vingroup hồi phục giúp VN-Index lấy lại cột mốc 940 điểm.

Một số cổ phiếu hàng đầu khác cũng lấy lại sắc xanh như: PLX, VJC, BVH, MSN, SSI, HCM...

Về tổng thể, quy mô và thanh khoản trên TTCK tiếp tục cải thiện. Dòng vốn nội và ngoại vẫn đổ vào thị trường cho dù VN-Index đã ở mức cao. Nhiều chuyên gia cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn đang nằm trong xu hướng tăng điểm trong những năm trước khi được nâng hạng giống như nhiều TTCK khác.

Theo CTCK SHS, dòng tiền có dấu hiệu lan tỏa sang nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Thanh khoản trong tuần qua sụt giảm nhẹ do các nhà đầu tư đã bán chốt lời xong và tạm thời đứng ngoài quan sát chứ không chủ động bắt đáy trong bối cảnh thị trường đang bước vào những ngày giao dịch cuối năm.

Dòng tiền có dấu hiệu lan tỏa sang nhóm vốn hóa vừa và nhỏ giúp hệ số tăng/giảm trong tuần qua là khá tốt, từ đó giúp cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn vẫn còn. Trong tình hình nhóm vốn hóa lớn bị chốt lời và khó có thể phục hồi mạnh trong ngắn hạn do dòng tiền bị rút ra một phần để nghỉ lễ thì giai đoạn tích lũy có thể bắt đầu.

CTCK BSC cho rằng sau nhiều phiên điều chỉnh, điểm tích cực là lực đỡ từ các cổ phiếu vốn hóa lớn đã dần quay trở lại. Theo BSC, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi trong các phiên tới, có thể tập trung trước tại một số nhóm ngành khá nhạy với thị trường như ngân hàng và bất động sản.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/12, VN-index tăng 1,51 điểm lên 940,16 điểm; HNX-Index giảm 0,72 điểm xuống 113,81 điểm. Upcom-Index tăng 0,21 điểm lên 54,47 điểm. Thanh khoản đạt gần 230 triệu cổ phần được giao dịch. Giá trị đạt 5,9 ngàn tỷ đồng, cao hơn so với mức trung bình những tuần sôi động gần 4,8 ngàn tỷ đồng hồi tháng 6-7.

H. Tú