Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ASEAN và Đông Á đã giúp hàng loạt doanh nghiệp Việt lọt top tỷ USD. Đến nay, thị trường ghi nhận gần 30 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ đô la. Dòng vốn Đông Á, trong đó có Hàn Quốc dồn dập đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Lộ diện loạt doanh nghiệp tỷ USD

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là thị trường non trẻ nhất, quy mô khiêm tốn nhất, nhưng hiện là thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất về quy mô và thanh khoản trong khu vực ASEAN và Đông Á.

Đến nay, thị trường ghi nhận gần 30 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ đô la. Trong đó, Vingroup (VIC) có quy mô khoảng 15 tỷ USD, Vinamilk (VNM) gần 12 tỷ USD, GAS và Vietcombank mỗi đơn vị có gần 11 tỷ USD,...  Ngoài ra là những cái tên ở các ngành nghề khác nhau như Novaland, Sabeco, Vietnam Airlines, Vietjet Air, Petrolimex, VPBank,... và những tên tuổi lớn khác sắp được chào sàn như Techcombank, Vinhomes,...

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Seoul, Hàn Quốc ngày 18/4, ông Trần Văn Dũng, chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), cho biết, trong 10 năm qua, quy mô của thị trường cổ phiếu Việt Nam đã tăng 4 lần: năm 2006 là 22% GDP, năm 2010 là 44% GDP và thời điểm hiện tại là gần 84% GDP, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua là 43%/năm. 

{keywords}
 

Tới nay, TTCK có 1.467 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên 2 sở giao dịch chứng khoán. Trong năm 2017, 92,5% doanh nghiệp niêm yết có lãi, tổng doanh thu tăng 18,5% và tổng lợi nhuận sau thuế tăng 27,5% so với năm 2016.

Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng quy mô vốn hóa của các doanh nghiệp rất nhanh. VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, sau hơn 1 năm lên sàn đã gia nhập nhóm công ty vốn hóa 100.000 tỷ đồng (4,4 tỷ USD), với cổ phiếu tăng gần 2,5 lần.

Vingroup tăng dữ dội vượt qua Vinamilk trở thành doanh nghiệp dẫn đầu vốn hóa thị trường; HDBank lên sàn nhanh chóng lọt top tỷ USD và top 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.

Sức cầu từ khối ngoại cũng giúp Vincom Retail có lúc vượt qua cả Vietinbank, Masan, Petrolimex lọt top 10 cổ phiếu lớn nhất. Bảo Việt (BVH) có giá tăng gấp đôi trong nửa năm và trở thành doanh nghiệp có vốn hóa vượt mốc 3 tỷ USD,...

Theo UBCK, VN-Index - chỉ số đại diện cho TTCK Việt Nam - đã tăng trưởng hơn 48% trong năm 2017. Đến Quý I/2018, VN-Index tiếp tục tăng trưởng thêm 19,3% trong khi HNX-Index tăng trưởng 13,3%. Thanh khoản của TTCK tăng mạnh. Nếu năm 2017, thanh khoản thị trường tăng 66% so với năm 2016 thì sang quý I/2018 đã tăng 76% so với năm 2017, và đang giao dịch ở mức khoảng 390 triệu đô la/ngày. 

Dồn dập đón dòng vốn ngoại

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Hàn Quốc, với sự tham dự của trên 400 nhà đầu tư và các hiệp hội, cơ quan quản lý chứng khoán Hàn Quốc,... Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, Hàn Quốc là đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Một loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và đang được ký kết, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) tạo ra dòng chảy thương mại giữa các quốc gia và các đối tượng tham gia.

Theo bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, xu hướng các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam rất lớn, lớn nhất trong số các nước ASEAN. Trong gần 3 thập kỷ qua, Hàn Quốc đã và đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đạt 59 tỷ USD (tính đến 20/3/2018).

{keywords}
Ông Trần Văn Dũng.

Vì thế, Bộ Tài chính Việt Nam cam kết đồng hành và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt - Hàn, cùng tiến tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại giữa 2 nước lên hơn 100 tỷ đô la vào năm 2020 và Hàn Quốc tiếp tục là quốc gia hàng đầu về đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp vào Việt Nam.

Ông JunDong Kim, Phó chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc kiêm Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Hàn Quốc, cho biết, các nhà đầu tư Hàn Quốc rất quan tâm đến Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng Chiến lược hướng Nam mới, nhằm tăng kim ngạch giao thương giữa Hàn Quốc và ASEAN, trong đó Việt Nam là đối tác trọng tâm của sự hợp tác.

Theo ông Kim, Hiệp hội các nhà đầu tư Hàn Quốc hiện có 200.000 thành viên là doanh nghiệp, trong đó trên 50% rất quan tâm đến châu Á, trong đó Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn nhất.  

Theo ông Trần Văn Dũng, Hàn Quốc có cộng đồng doanh nghiệp đông đảo đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có nhiều ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ và đặc biệt là có 5 CTCK gốc do Hàn Quốc sở hữu 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối trên 90%.

Ông Trần Văn Dũng tin tưởng con số gần 5.000 tài khoản trị danh mục của nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

M. Hà

Bay mất tỷ USD, Trịnh Văn Quyết rớt xuống vị trí số 3

Bay mất tỷ USD, Trịnh Văn Quyết rớt xuống vị trí số 3

Cổ phiếu ROS giảm giá mạnh khiến ông Trịnh Văn Quyết liên tiếp đánh mất ngôi vị giàu nhất và giàu nhì Việt Nam chỉ sau một thời gian rất ngắn.

Dồn sóng ngàn tỷ, đại gia nhắm đích tỷ USD

Dồn sóng ngàn tỷ, đại gia nhắm đích tỷ USD

 Hàng loạt thương vụ ngàn tỷ tiếp tục diễn ra, những kế hoạch ồ ạt tăng vốn cho thấy tham vọng tỷ USD của các đại gia Việt ngày càng lớn. Dường như danh hiệu tỷ USD đang là đích ngắm của nhiều đại gia Việt.

Lộ khối tài sản, Phạm Nhật Vượng có 7 tỷ USD: Top 100 giàu nhất hành tinh

Lộ khối tài sản, Phạm Nhật Vượng có 7 tỷ USD: Top 100 giàu nhất hành tinh

Tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng giàu lên nhanh chóng trong nửa năm qua và với tốc độ này ngay trong 2018 ông sẽ lọt top 100 người giàu nhất hành tinh.

Tàn mộng tỷ USD, 'ông trùm' một thời bán nhà đất trả nợ, thoát nạn

Tàn mộng tỷ USD, 'ông trùm' một thời bán nhà đất trả nợ, thoát nạn

Ông trùm một thời trong ngành thủy sản Dương Ngọc Minh, người tình tin đồn của Mỹ Tâm lên kế hoạch bán một loạt tài sản trong năm 2018 nhưng khó khăn và vận đen dường như chưa dứt.