Ngân hàng của ông trùm Dương Công Minh rao bán khối tài sản trị giá hàng ngàn tỷ đồng liên quan tới ông Trâm Bê. Đại gia bất động sản khét tiếng một thời tiếp tục rời bỏ mảng đất đai, tập trung lĩnh vực tài chính.

Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín - Sacombank (STB) của chủ tịch Dương Công Minh vừa có thông báo đấu giá một loạt các bất động sản khu vực TP HCM và Bà Rịa Vũng Tàu vào ngày 27/9 tới.

Theo thông báo, Sacombank của chủ tịch Dương Công Minh rao bán một dự án khủng tại huyện Bình Chánh, TP.HCM có liên quan tới ông trùm ngân hàng một thời Trầm Bê, nguyên phó chủ tịch và là người léo lái SouthernBank trước khi sáp nhập và thống trị Sacombank trong khoảng 1-2 năm.

Dự án Khu công nghiệp Phong Phú được rao bán với giá khởi điểm hơn 7.600 tỷ đồng. Đây là một dự án từng thuộc sở hữu của BCCI - doanh nghiệp bất động sản mà ông Trầm Bê từng là Phó Chủ tịch nhiều năm. Dự án sau đó được chuyển nhượng sang một công ty khác cũng có liên quan tới ông Trầm Bê: CTCP Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn (Saigonnic). 

{keywords}
:

Dự án Khu công nghiệp Phong Phú là bất động sản công nghiệp có thời hạn sử dụng 50 năm với diện tích 134 ha (trong đó 67ha đất khu công nghiệp, 67ha đất dành cho dịch vụ công nghiệp). Dự án đã thực hiện đền bù quỹ đất diện tích 120,2ha, phần còn lại 13,8ha chưa hoàn thành việc thanh toán đền bù.

Khu đất nằm trên mặt đường Nguyễn Văn Linh, Bình Chánh liền kề với khu đô thị Phú Mỹ Hưng, nằm ngay góc đường Trịnh Quang Nghị và Nguyễn Văn Linh. Cách giao lộ Nguyễn Văn Linh và Quốc lộ 1A chỉ 3,7km.

Bên cạnh đó, Sacombank còn 10 bất động sản khác tại TP.HCM và Bà Rịa Vũng Tàu, trị giá hơn 2,4 ngàn tỷ đồng. 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Ông Dương Công Minh bắt đầu giữ vị trí chủ tịch Sacombank từ 6/2017, thay cho ông Kiều Hữu Dũng. Gần đây ông Minh đẩy mạnh thu gom cổ phiếu ngân hàng này nhằm nâng tỷ lệ sở hữu.

Cuộc chiến quyền lực kéo dài hơn 5 năm tại Sacombank đã hạ màn vào thời điểm đó với sự xuất hiện của đại gia kín tiếng Dương Công Minh.

Ông Kiều Hữu Dũng được bầu là chủ tịch Sacombank năm 2014 thay Phạm Hữu Phú.  Đây cũng là giai đoạn chuyển giao quyền giữa các nhóm cổ đông gia đình ông Đặng Văn Thành và gia đình ông Trầm Bê.

Dưới thời ông Dũng, Sacombank đã sáp nhập với SouthernBank do nhóm cổ đông lớn nhất khi đó là gia đình ông Trầm Bê sở hữu. Kể từ sau thương vụ sáp nhập này, Sacombank bắt đầu khó khăn và vướng vào những khoản nợ xấu hàng chục nghìn tỷ đồng.

Gần đây, Sacombank đã phần nào vượt qua được khó khăn sau khi dồn dập bán các tài sản khủng là các lô đất thế chấp với trị giá cả chục ngàn tỷ đồng và lợi nhuận từ tín dụng cũng tăng mạnh.

Trước đó, để tránh sở hữu chéo trước khi bước vào Sacombank, ông Dương Công Minh cũng đã bắt buộc phải thoái vốn tại LienVietPostBank (LPB) và ông chủ Tập đoàn Him Lam này đã phải từ nhiệm chức chủ tịch LienVietPostBank để tham gia tái cơ cấu Sacombank, thay vào vị trí “thuyền trưởng” LPB là ông Nguyễn Đức Hưởng. Ông Nguyễn Đức Hưởng thôi giữ ghế nóng vì lý do sức khỏe và thay vào đó là ông Nguyễn Đình Thắng trong đại hội cổ đông LPB ngày 28/3. 

{keywords}
 

Sacombank là một ngân hàng từng đứng đầu trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần, dưới thời ông Đặng Văn Thành làm chủ tịch HĐQT. Ông Thành - người sáng lập lên Sacombank - đã sớm rút lui khỏi “cuộc chiến” và quay về với nông nghiệp, trồng chè, dạy học. Tuy nhiên, cú thâu tóm lịch sử với một nhóm cổ đông giấu mặt bắt đầu từ năm 2011 đã thay đổi lịch sử của ngân hàng này.

Đại gia giấu mặt sau đó lộ diện chính là ông Trầm Bê, khi đó là ông chủ của Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank). Sự ra mắt hoành tráng của ông Trầm Bê, kèm theo đó là cú sáp nhập SouthernBank vào Sacombank đã khiến ngân hàng Sacombank sau sáp nhập càng phức tạp hơn.

Hàng chục ngàn tỷ đồng nợ xấu đã trở thành gánh nặng chung, và câu chuyện tái cơ cấu Sacombank trở nên rối rắm hơn bao giờ hết, nhất là trong bối cảnh các cơ chế xử lý nợ xấu chưa được khởi thông, tài sản đảm bảo khó có thể xử lý để thu hồi tiền cho vay về cho ngân hàng.

Tuy nhiên, cuộc thâu tóm Sacombank trong 3 năm của ông Trầm Bê (từ tay ông Đặng Văn Thành) đã không kết thúc đơn giản như vậy.

Đại diện nhóm thâu tóm, ông Trầm Bê - tưởng chừng là người thắng cuộc sau khi sáp nhập thành công SouthernBank vào Sacombank - cũng đã lặng lẽ rút khỏi cuộc chơi và từ bỏ hết cổ phần tại ngân hàng sau sáp nhập vì khối nợ SouthernBank để lại quá lớn.

Ông Trầm Bê gần đây bị xét xử trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 và bị tuyên án 4 năm tù tính từ ngày 1/8/2017.

V. Hà

Dương Chí Dũng nằm tù bao năm, Vinalines chưa thoát vũng lầy nợ nần

Dương Chí Dũng nằm tù bao năm, Vinalines chưa thoát vũng lầy nợ nần

Doanh nghiệp đầu ngành vận tải biển Vinalines chưa thể gây bất ngờ trong phiên IPO sau khi thất bại trong việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. Gánh nặng lỗ và nợ nần thời kỳ hậu Dương Chí Dũng vẫn còn rất lớn.

Mới ăn 'quả đắng' bẽ bàng, đại gia này lại lộ đánh quả 'chui' ngàn tỷ

Mới ăn 'quả đắng' bẽ bàng, đại gia này lại lộ đánh quả 'chui' ngàn tỷ

Sau vụ mua bán chui cổ phiếu trị giá hàng ngàn tỷ đồng với đại gia ngoại VinaCapital, chủ tịch Yeah1 Group Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cho biết đó chỉ là sơ suất nhỏ trong quá trình tái cấu trúc cổ đông.

Giàu hơn cả Bầu Đức, Trương Gia Bình: Đại gia này vừa nhận quả đắng bẽ bàng

Giàu hơn cả Bầu Đức, Trương Gia Bình: Đại gia này vừa nhận quả đắng bẽ bàng

Túi tiền của cựu diễn viên Nguyễn Ảnh Nhượng Tống tiếp tục bốc hơi, cả ngàn tỷ đồng. Cổ đông lớn bán lỗ thảm hại.

Bị truy nợ, những ngày bi đát của nữ đại gia 'Bông hồng vàng'

Bị truy nợ, những ngày bi đát của nữ đại gia 'Bông hồng vàng'

Khối nợ khổng lồ của nữ đại gia Thuận Thảo, “Bông Hồng Vàng” một thời của Phú Yên được chuyển sang VAMC sau nhiều lần bán đấu giá thất bại. Nữ đại gia ngàn tỷ tiếp tục lún sâu vào khó khăn nợ nần.

Về với đại gia Vũ Văn Tiền, nữ tướng Mai Hoa ghi dấu ấn đầu tiên

Về với đại gia Vũ Văn Tiền, nữ tướng Mai Hoa ghi dấu ấn đầu tiên

Nguyên Tổng giám đốc Vingroup Dương Thị Mai Hoa ghi dấu ấn đầu tiên sau khi sang làm CEO của Ngân hàng An Bình (ABBank) của đại gia Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT đế chế bất động sản Geleximco.