Tỷ giá ngoại tệ ngày 22/3 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế đảo chiều giảm trở lại sau vài phiên tăng liên tiếp. Giới đầu tư lo ngại về triển vọng của đồng tiền này sẽ không sáng sủa như kỳ vọng trước đó.

Ngày 22/3 Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 22.429 đồng (giảm 7 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.700 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.106 đồng (tăng 2 đồng).

Đầu giờ sáng 22/3, đa số ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay thêm không đổi so với cuối phiên liền trước, phổ biến ở mức 22.735 đồng (mua) và 22.805 đồng (bán).

Vietcombank và BIDV niêm yết ở mức: 22.735 đồng (mua) và 22.805 đồng (bán). Vietinbank: 22.741 đồng (mua) và 22.811 đồng (bán). ACB: 22.740 đồng (mua) và 22.810 đồng (bán). Techcombank: 22.725 đồng (mua) và 22.810 đồng (bán).

Đầu phiên giao dịch ngày 22/3 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 90,03 điểm.

USD đứng ở mức: 1 euro đổi 1,2291 USD; 106,22 yen đổi 1 USD  và 1,4070 USD đổi 1 bảng Anh. 

{keywords}
 

Đêm qua, đồng USD trên thị trường quốc tế đảo chiều giảm trở lại sau vài phiên tăng liên tiếp. Giới đầu tư lo ngại về triển vọng của đồng tiền này sẽ không sáng sủa như kỳ vọng trước đó.

Đồng USD chùng lại bất chấp các dự báo đều cho thấy cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 25 điểm phần trăm. Tất cả đã được phản ánh vào giá đồng USD, qua đó tác động lên vàng.

Điều mà giới đầu tư chờ đợi là đường đi của lãi suất trong cả năm 2018 hay chính là lộ trình tăng lãi suất của Fed. Fed sẽ tăng lãi suất 4 lần hay 3 lần trong năm 2018.

Ở vào thời điểm hiện tại chính quyền tổng thống Donald Trump đang đẩy mạnh các biện pháp thuế để giảm thâm hụt thương mại với các đối tác trên thế giới. Trước đó, ông Trump cũng đã từng nói về một đồng USD quá manh và một đồng nhân dân tệ bị định giá thấp đã khiến cho tình trạng nhập siêu của Mỹ trở nên tồi tệ.

Điều đó có nghĩa là, ông Donald Trump có xu hướng thích một đồng USD yếu hơn là một đồng USD mạnh, vốn làm cho hàng hóa của Mỹ trở nên đắt đỏ và khó xuất khẩu sang thị trường các nước khác.

Việc ông Donald Trump không tái bổ nhiệm bà Janet Yellen tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai trên cương vị người đứng đầu Fed và thay vào đó bởi Jerome Powell cũng một phần vì ông Trump muốn can thiệp sâu hơn vào chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ, trước đây vốn rất độc lập với Nhà Trắng.

Bà Janet Yellen có quan điểm khá rõ ràng về một chính sách tiền tệ Mỹ thắt chặt hơn khi mà nền kinh tế số 1 thế giới “có vẻ rất ổn định”, với một thị trường lao động đầy đủ và mang lợi ích cho người lao động Mỹ (thất nghiệp khoảng 4%). Fed đang theo hướng tăng dần lãi suất.

Trong thời gian nắm gữi cương vị chủ tịch Fed, bà Yellen đã giải phóng dẫn các biện pháp đưa ra thời kỳ khủng hoảng, nâng dần lãi suất từ mức gần bằng 0% qua 5 lần tăng lên mức hiện nay (1,25-1,5%).

Giới đầu tư hiện tại đang chờ đợi những phát biểu đầu tiên của tân chủ tịch Jerome Powell nhưng không ít người tin rằng, ông chủ mới của Fed có lẽ không thể đi quá xa so với những gì mà ông Donald Trump mong đợi.

Điều đó có nghĩa là, đồng USD sẽ không thể tăng được nhanh.

Trên thị trường trong nước phiên ngày 21/3, tỷ giá USD/VND ở một số các ngân hàng phổ biến mức: 22.735 đồng/USD và 22.805 đồng/USD.

Tới cuối phiên 21/3, Vietcombank và BIDV niêm yết ở mức: 22.735 đồng (mua) và 22.805 đồng (bán). Vietinbank: 22.738 đồng (mua) và 22.808 đồng (bán). ACB: 22.740 đồng (mua) và 22.810 đồng (bán). Techcombank: 22.725 đồng (mua) và 22.810 đồng (bán).

So với trước Tết, tỷ giá đồng đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng tăng 85-90 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.

Giá USD trên thị trường chợ đen đứng ở mức: 22.790 - 22.810 đồng/USD.

Chốt phiên giao dịch 21/3, tỷ giá Euro đứng ở mức: 27.737 đồng (mua) và 28.069 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 31.557 đồng (mua) và 32.063 (bán). Tỷ giá yên Nhật ở mức 211,0 đồng và bán ra ở mức 215,0 đồng.

V. Minh