Những diễn biến tiêu cực trên thế giới cùng với áp lực bán lớn trong nước đang nhấn chìm đa số các cổ phiếu và khiến thị trường chứng khoán (TTCK) quay mức cách đây hơn 1 năm. Hàng chục tỷ USD tiếp tục bốc hơi.
Hầu hết các nhóm cổ phiếu đều giảm mạnh. Nhóm cổ phiếu ngân hàng chứng kiến nhiều mã có thời điểm giảm sàn hết mức độ cho phép như Vietinbank (CTG), BIDV (BID),...
Đóng cửa phiên giao dịch 5/7, VN-Index giảm 15,59 điểm xuống còn 899,4 điểm. HNX-Index giảm 3,7 điểm xuống 96,3 điểm. Upcom-Index giảm 0,86 điểm xuống 49,15 điểm.
Như vậy, đây là lần đầu tiên trong 1 năm qua, VN-Index thủng mốc 900 điểm, một ngưỡng hỗ trợ về mặt tâm lý mạnh.
Có thời điểm trong phiên VN-Index giảm hơn 21 điểm, rời xa ngưỡng 900 điểm.
Lực cầu yếu trong khi áp lực không ngừng gia tăng là yếu tố khiến thị trường không ngừng giảm điểm.
Trong phiên liền trước, mặc dù thị trường hồi phục được 1 phiên nhưng thanh khoản chỉ đạt chưa tới 4 ngàn tỷ đồng, bằng khoảng 40-45% so với thời kỳ đỉnh cao kéo dài nhiều tháng trong năm 2017 và quý 1/2018.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm sâu, trong đó có các gương mặt như Vietinbank, BIDV, VPBank, Vietcombank, MBBank, ACB.
Một số công ty chứng khoán cho rằng, rủi ro hiện vẫn còn lớn. Phiên hồi phục ngày 4/7 đã phần nào làm giảm tâm lý tiêu cực, nhưng thanh khoản thấp khiến các nó được xem có thể chỉ là những phiên “bulltrap”.
Nhiều cổ phiếu về mức giá thấp nhất nhiều năm như ITA, ROS, VPB. Cổ phiếu YEG của Yeah1 tiếp tục giảm gàn sàn sau khi lên sàn mới mức giá tham chiếu rất cao: 250 đồng/cp.
Một số cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng như Vinhomes (VHM), Vingroup (VIC) tăng điểm cũng không giúp đỡ được gì nhiều cho thị trường.
Như vậy, ở vào thời điểm hiện tại, so với đỉnh cao vốn hóa 170 tỷ đồng ghi nhận vào ngày 9/4 (khi VN-Index đạt trên 1.200 điểm), thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc hơi hơn 25%, tương đương mất khoảng 40 tỷ USD trong vòng gần 3 tháng.
VN-Index từ mức 1.200 điểm về hiện tại còn 899 điểm. Thanh khoản cũng giảm chỉ còn khoảng 40-50% so với thời kỳ đỉnh cao kéo dài trong hơn 6 tháng từ quý 4/2017 tới qua quý 1/2018.
Hàng loạt tỷ phú Việt chứng kiến túi tiền bốc hơi mạnh. Nhiều doanh nhân thấy con đường trở thành tỷ phú USD như trường hợp ông Hồ Xuân Năng, Hồ Hùng Anh,... trở nên dài hơn.
Tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air, người phụ nữ giàu nhất Việt Nam đến thời điểm hiện nay theo tính toán của Forbes, tới 5/7 chỉ còn 2,7 tỷ USD, mất khoảng 1,2 tỷ USD so với đỉnh cao.
Tài sản ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC Faros tính tới 5/7 chỉ còn 16,5 ngàn tỷ đồng (khoảng 700 triệu USD) do cổ phiếu ROS tụt giảm từ 180 ngàn đồng xuống còn 40.000 đồng/cp như hiện tại.
Tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam - Phạm Nhật Vượng là người mất ít tiền nhất. Tài sản của ông Vượng hiện nay tính theo cổ phiếu trên sàn trị giá khoảng 200 ngàn tỷ đồng (khoảng 8,7 tỷ USD), còn theo Forbes tới 5/7 là 6,6 tỷ USD (xếp 240 trên thế giới).
TTCK Việt Nam đang ở trong giai đoạn nhạy cảm, chịu áp lực rút vốn từ xu hướng rút vốn chung trên toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt cũng chịu áp lực lớn khi đồng Nhân dân tệ giảm giá mạnh so với đồng USD, ở mức cao hơn nhiều so với tốc độ giảm giá của đồng VND với USD.
Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc kinh doanh chi nhánh TP.HCM CTCK Vndirect, TTCK giảm do ảnh hưởng của thế giới. Dòng tiền đang được rút ra khỏi nhiều kênh đầu tư, trong đó có chứng khoán. Một đồng USD mạnh lên có tác động tiêu cực tới nhiều thị trường tài chính.
M.Hà
Chị gái biến mất, đại gia Đặng Thành Tâm thành 'diễn viên đóng thế'
Doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13, tiếp tục gây thất vọng khi không xuất hiện trong 5 đại hội cổ đông liên tiếp. Ông Đặng Thành Tâm tiếp tục thế vai trong khi các giấy tờ đều do bà Yến ký.
Tin xấu ập đến: Đại gia Lê Phước Vũ, tỷ phú Trần Đình Long mất tiền tấn
Những tin xấu dồn dập đang khiến nhiều cổ phiếu và túi tiền của các đại gia Việt, trong đó có ông Lê Phước Vũ, bốc hơi không ngừng nghỉ. Vận đen thập kỷ đang bủa vây các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt.
Đại gia Hồ Xuân Năng mất 330 triệu USD, cú thụt két khó đỡ
Doanh nghiệp của đại gia Hồ Xuân Năng, thường được gọi là “Năng Do Thái” quyết định tung tiền mua cổ phiếu sau khi túi tiền của vị tỷ phú USD tương lai bỗng sụt giảm mất hàng trăm triệu USD trong một thời gian ngắn.