Không phải ngân hàng nằm trong diện tái cơ cấu nhưng VPBank đã tự đề ra chiến lược để chuyển đổi mình, vươn lên trở thành ngân hàng bán lẻ đứng đầu về hiệu quả hoạt động.

Làn gió mới “chuyển đổi”

Năm 2010, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chính thức được đổi tên và sử dụng một bộ nhận diện thương hiệu mới. Thế nhưng, sự thay đổi từ bên trong rõ nét hơn cả có lẽ bắt đầu từ năm 2012 khi ngân hàng đề ra cho mình chiến lược phát triển hướng đến mục tiêucụ thể lọt top 3 ngân hàng TMCP bán lẻ, top 5 ngân hàng TMCP. Năm 2012 cũng là năm VPBank bắt đầu được lèo lái bởi vị thuyền trưởng Nguyễn Đức Vinh.

Ngày ông Vinh rời Techcombank về đây, VPBank mới chỉ là “bé hạt tiêu” với quy mô vốn điều lệ đứng thứ 15 trong gần 40 ngân hàng của Việt Nam khi đó. Từ một ngân hàng tầm trung, chỉ sau 5 nămVPBank vượt qua nhiều ông lớn vươn lên vị trí thứ 7 về tổng tài sản.

Quy mô vốn điều lệ tăng lên 14.059tỷ đồng cũng chủ yếu nhờ việc phát hành cổ phiếu từ chính nguồn lợi nhuận để lại của ngân hàng. Xét về tính hiệu quả, ngân hàng này hiện đãsoán ngôi đầu khi tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng lên mức đáng ngưỡng mộ - hơn 25% trong năm 2016, hệ số NIM cũng bỏ xa nhiều ngân hàng của Việt Nam. Thời gian tới đây, khi cổ phiếu của VPBank lên sàn, với vốn hóa ước tính lên tới gần 2,5 tỷ USD, VPBank sẽ trở thành ngân hàng TMCP tư nhân có vốn hóa lớn nhất trên sàn.

{keywords}
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROEA) của VPBank giai đoạn 2012-2016

Dấu ấn kẻ tiên phong

Thành công của VPBank đến từ chính việc “liều lĩnh” lựa chọn những phân khúc được đánh giá rủi ro hơn thông thường, tập trung chính ở SME siêu nhỏ (micro SME), hộ kinh doanh, tiểu thương và tín dụng tiêu dùng.

Ngay từ những ngày đầu về VPBank, ông Vinh đã thực hiện tách riêng hai khối khách hàng cá nhân và SME và đến nay SME cũng chính là mũi nhọn chiến lược của ngân hàng. Chỉ có khoảng 2.000 doanh nghiệp cỡ lớn trong khi lại có quá nhiều ngân hàng nhắm đến, nên VPBank đã sớm lựa chọn ngách đi rộng lớn hơn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của Việt Nam. Số lượng khách hàng SME của VPBank tăng từ 22.000 khách hàng năm 2012 lên 35.000 doanh nghiệp cuối năm 2016.Hàng loạt sản phẩm mới tiên phong được cung cấp như thẻ tín dụng thương mại cho các chủ doanh nghiệp, cho vay tín chấp.Không “ưa thích” Upper SME, trong báo cáo thường niên năm 2016, micro SME mới là nhóm khách hàng được xác định là cơ hội tăng trưởng mà VPBank nhắm tới.

Nhỏ hơn micro SME, một phân khúc mới tiềm năng nhưng vẫn đang bị bỏ ngỏ là tín dụng tiểu thương cũng mới được VPBank thiết lập từ năm 2015.Đối tượng phân khúc này hướng đến hộ kinh doanh, chủ tạp hóa vốn khó tiếp cận tín dụng ngân hàng dù kinh doanh hiệu quả chỉ bởi vì…không có tài sản thế chấp.Nửa đầu năm 2017, đây là mảng kinh doanh tăng trưởng mạnh nhất của VPBank và được CTCK Bản Việt (VCSC) dự phóngsẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới.

{keywords}
Cơ cấu thu nhập lãi thuần của VPBank Đơn vị: tỷ đồng - Nguồn: VCSC

Tín dụng tiểu thương của thời điểm hiện tại có nhiều điểm tương đồng với mảng tín dụng tiêu dùng khi VPBank mới bắt tay “khởi nghiệp” lĩnh vực này từ năm 2010.Sau ba năm đầu chấp nhận thua lỗ để tìm hiểu, mở rộng thị trường, tín dụng tiêu dùng đã trở thành con gà đẻ trứng vàng của VPBank.

Bước chuyển đáng kể phải nhắc tới là việc VPBank nhanh nhạy mua lại Công ty tài chính Than khoáng sản với mức giá 1.000 tỉ đồng hồi năm 2014 và chuyển toàn bộ Khối tín dụng tiêu dùng sang để thành lập FE Credit. Từ đó đến nay, FE Credit đã trở thành quân át chủ bài giúp VPBank đạt được suất sinh lời khó có ngân hàng nào của Việt Nam chạm tới được.

Thị phần của FE Credit tiếp tục duy trì vị trí số 1 trong các công ty tài chính với dư nợ 1,4 tỷ USD. Khác với các công ty tài chính khác, FE Credit đặc biệt chú trọng đẩy mạnh sản phẩm cho vay tiền mặt để phục vụ các nhu cầu của cá nhân, bên cạnh các sản phẩm cho vay mua hàng điện máy và xe gắn máy thực tế đang bão hòa.

Trong năm 2016, dù chỉ chiếm 22% dư nợ toàn ngân hàng nhưng FE Credit góp tới khoảng 50% lợi nhuận cho VPBank. Ước tính của VCSC cho thấy, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của FE Credit lên tới 27,27%.

Cũng chính vì tỷ suất lợi nhuận cao, mảng tín dụng tiêu dùng ngày càng thu hút nhiều ngân hàng cùng tham gia như Mcredit của MBBank vừa hoạt động trong quý II năm nay hay công ty tài chính của SHB cũng dự kiến hoạt động trong quý này.

Những ông lớn của thị trường hiện nay là FE Credit, HD Saison,…vẫn còn đó lợi thế của người đi trước. Dù vậy, bản thân VPBank cũng xác định lợi thế này chỉ duy trì được 3-5 năm và phải tự nỗ lực bằng cách giảm thiểu chi phí hoạt động và rủi ro phải đối diện.

Bên cạnh mở rộng quy mô cùng phân khúc hoạt động, VPBank còn đi sâu cải thiện chất lượng tài sản.Lý do khiến tăng trưởng tổng thu nhập cao hơn nhiều so với tăng trưởng tổng tài sản và dư nợ của VPBank là bởi vậy. Tỷ lệ chi phí/ thu nhập (CIR) liên tục giảm tiếp tục kéo lợi nhuận tăng cao hơn.

{keywords}
Tỷ lệ chi phí/ thu nhập (CIR) hiện đã giảm xuống dưới 40% - Nguồn: BCTN VPBank

Chọn khẩu vị rủi ro cao nhưngcũng phải nói thêm rằng VPBank “liều lĩnh” có cơ sở khi tập trungxây dựng hệ thống quản trị sẵn sàng cho rủi ro,và nỗ lực trong quản trị để nhận lại phần thưởng cao hơn.

VCSC nhận định VPBank đang có trong tay đội ngũ quản lý rủi ro tốt nhất ngành. Chỉ tiêu thời gian lỗ vòng đời (loss lifetime) đối với lĩnh vực tài chính tiêu dùng và tín dụng bán lẻ đã giảm sâu trong 3 năm qua.Theo chia sẻ một lãnh đạo của VPBank, kiểm soát bằng cách sử dụng số liệu rõ ràng, minh bạch, đầu tư cho hệ thống kiểm soát và cùng đó thu nhập của ngân hàng đủ để dự phòng tình huống xấu là cách để ngân hàng đứng vững trước những rủi ro có thể gặp phải.

Lệ Thanh