Nhiều chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp taxi truyền thống và nhà cung cấp ứng dụng công nghệ đặt xe có thể nhìn chung về một hướng mới để đôi bên cùng có lợi, người dùng tha hồ chọn lựa theo nhu cầu riêng.

Theo thống kê của Grab, nhờ lợi thế của công nghệ, nền tảng ứng dụng đặt xe trên nền dữ liệu người dùng lớn, phủ sóng trên 36 tỉnh thành có thể gia tăng đến hơn 70% hiệu suất vận hành xe và việc đặt xe hoàn toàn dễ dàng hơn, trung bình chỉ mất khoảng vài phút để hoàn tất việc đặt - đón xe (theo khảo sát từ việc thí điểm mô hình mẫu GrabCar). Nhìn từ con số này và thực tế thị trường, nhiều chuyên gia khẳng định, những ưu thế từ công nghệ này có thể là lựa chọn lý tưởng, giúp ngành công nghiệp taxi truyền thống có thêm nhiều lợi thế, gia tăng thu nhập cho các tài xế.

Cụ thể, nhờ khả năng kết nối của Grab tại khắp các tỉnh thành với dịch vụ Grabtaxi, các hãng taxi truyền thống sẽ phát huy tốt lợi thế mạng lưới của mình với hệ thống xe có gắn mào và đồng hồ tính cước như taxi thông thường. Nhân sự lái xe và giá cước vẫn thuộc quản lý của hãng taxi truyền thống, chỉ có lượng khách đặt xe là mở rộng hơn nhờ nguồn dữ liệu khách hàng “siêu khủng” của Grab.

Chia sẻ về giá trị kinh tế thu được từ sự hợp tác “đôi bên cùng có lợi” này, ông Nguyễn Minh Vũ, Giám đốc BlueTaxi KonTum cho biết việc kết hợp với Grab triển khai GrabTaxi giúp BlueTaxi có thêm được một số lượng đáng kể, đặc biệt là đối tượng khách khó tính, khách yêu thích công nghệ. Doang thu của công ty từ đó cũng tăng lên. Cũng theo đánh giá của ông Vụ sau một thời gian hợp tác với nhà cung cấp ứng dụng đặt xe công nghệ Grab để triển khai dịch vụ GrabTaxi tại địa phương thì đây là cơ hội kinh doanh tốt và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu mới của người dùng.

{keywords}
 

Một đại diện khác của doanh nghiệp taxi truyền thống khác là ông Khổng Mạnh Võ, Giám đốc taxi Quyết Tiến cũng cho biết, ứng dụng công nghệ vào hoạt động vận tải để nâng cao chất lượng dịch vụ là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp taxi truyền thống. Đó là xu thế không thể nào thay đổi được. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa như taxi Quyết Tiến không thể có đủ tiềm lực tài chính để phát triển ứng dụng công nghệ riêng của mình. Chưa kể sau đó còn phải bỏ ra số tiền rất lớn để làm chi phí maketting, nhận diện thương hiệu cho ứng dụng đó. Vì vậy, việc “bắt tay” với các ứng dụng được nhiều người biết đến như Grab Taxi là chiến lược để hai bên cùng thắng.

Không chỉ các hãng taxi nhỏ lẻ địa phương, 1 tài xế hãng taxi lớn nhất nhì TP.HCM cũng thừa nhận khi lắp đặt thêm ứng dụng GrabTaxi, tỷ lệ khách đón tăng lên đáng kể. Tài xế đồng thời chủ động được địa điểm đón, hạn chế việc chạy lòng vòng đón khách như trước.

Với vai trò của đơn vị cung cấp phần mềm kết nối dịch vụ vận tải - gọi tắt là xe công nghệ, Grab với nền tảng mở đa dịch vụ đã từng bước mở rộng hơn các dịch vụ đặt xe như GrabTaxi, GrabBike…, bên cạnh việc thí điểm GrabCar theo quyết định 24 của Bộ Giao thông vận tải. Đơn vị này cũng thực hiện cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam khi luôn thể hiện thiện chí hợp tác với các doanh nghiệp taxi truyền thống.

Hợp tác mang lại nhiều tiện ích

Mới đây, ngày 18/12/2018, Bộ Giao thông vận tải cũng đã có văn bản chính thức, trả lời Sở GTVT tỉnh Kon Tum và Công ty TNHH Grab về việc việc triển khai dịch vụ GrabTaxi trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Định, Gia Lai.

{keywords}
 

Theo đó, Bộ GTVT khẳng định luôn ủng hộ việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh vận tải, chủ động ứng dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và tạo sự thuận lợi cho người dân. Nếu các doanh nghiệp và Hợp tác xã vận tải bằng xe taxi phối hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm để triển khai việc ứng dụng phần mềm hỗ trợ công tác điều hành hoạt động vận tải taxi của các đơn vị mình là phù hợp, cần được khuyến khích.

Tuy nhiên các doanh nghiệp và Hợp tác xã vận tải bằng xe taxi chỉ được áp dụng đối với các phương tiện taxi đã được cấp phù hiệu theo quy định, báo cáo về Sở GTVT Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Định, Gia Lai trước khi triển khai thực hiện, phải chấp hành các điều kiện kinh doanh vận tải, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch giữa các đơn vị kinh doanh vận tải và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Còn với nhiều chuyên gia kinh tế khác thì, sự hợp tác chung, nếu có giữa các doanh nghiệp taxi truyền thống và các đơn vị cung cấp phần mềm kết nối, có cơ sở khách hàng lớn và đa dạng rõ ràng là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Việc hợp tác với những nền tảng platform chuyên phục vụ các công ty taxi, giúp doanh nghiệp taxi vẫn giữ được cách tính cước, mô hình truyền thống nhưng được bổ trợ thêm bởi các tính năng kết nối mạnh tới người tiêu dùng là “vũ khí” giúp các doanh nghiệp truyền thống chuyển mình và hoà nhập vào xu thế mới.

Tấn Tài