Tìm thấy cơ hội trong khó
khăn, dám vứt đi thành công để thành công tiếp là những triết lý đã cùng
Viettel trong chặng đường 10 năm và trở thành một trong những nhà mạng di động
phổ biến nhất Việt Nam
10 năm phát triển thần tốc
10 năm không phải là một quãng thời gian dài đối với sự phát triển của một doanh
nghiệp nhưng với Viettel Mobile chỉ có thể dùng một từ “thần kỳ” mới có thể nói
lên hết được những kỳ tích mà doanh nghiệp viễn thông này đã làm được chỉ trong
10 năm đầu tiên.
Thành công trong công cuộc “bình dân hóa dịch vụ viễn thông” , biến điện thoại
di động từ dịch vụ xa xỉ dành cho người giàu thành dịch vụ thông thường cho tất
cả mọi người, Viettel Mobile nhanh chóng trở thành mạng di động phổ biến nhất
Việt Nam.
Chỉ sau 3 năm gia nhập thị trường, Viettel đã bất ngờ vươn lên vị trí số 1 về
thuê bao và duy trì vững chắc “ngôi vị” cho tới tận bây giờ.
TGĐ Nguyễn Mạnh Hùng trong
buổi nói chuyện với cán bộ công nhân viên Viettel |
Hiện nay, Viettel đã được sự ủng
hộ của hơn 50 triệu thuê bao, hơn 60.000 tủ phát sóng 2G và 3G, gần 200.000 km
cáp quang, đã quang hóa gần 100% số xã trên cả nước; xây dựng thành công tuyến
đường trục truyền dẫn nối 3 nước Đông Dương.
Năm 2014, Viettel tiếp tục 3 chuyển dịch lớn: từ di động sang di động băng rộng,
từ cố định sang cố định băng rộng, phát triển các dịch vụ giải pháp CNTT kết hợp
viễn thông, phấn đấu mục tiêu vĩ đại 10 tỷ USD vào năm 2020.
Là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, Viettel
hiện đang có hoạt động tại 9 thị trường ở 3 châu lục trên thế giới. Tại bất cứ
quốc gia nào Viettel có hoạt động kinh doanh, hạ tầng mạng lưới, vùng phủ sóng
của Viettel luôn có số lượng trạm lớn nhất, vùng phủ rộng nhất và chất lượng tốt
nhất.
Câu chuyện về Viettel Mobile càng đặc biệt hơn khi được nghe vị “thuyền trưởng”
Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám Đốc Viettel chia sẻ về hoàn cảnh khai sinh Viettel
Mobile cách đây 10 năm.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nếu như hồi đó không có câu chuyện khủng
hoảng viễn thông toàn cầu, các doanh nghiệp không đầu tư vào Việt Nam
nữa thì sẽ không có Viettel như ngày hôm nay. Thời điểm đó, Viettel đàm
phán với Telstra, nhưng không đạt được kết quả vì bản thân doanh nghiệp này
cũng đang khó khăn. Thuyết phục mãi cuối cùng Telstra đồng ý tự bỏ ra
200 triệu USD để đầu tư, còn Viettel thì góp bằng hạ tầng truyền dẫn.
Tuy nhiên, Telstra lại đưa ra điều kiện chỉ khi họ lấy thu lại được 200 triệu
USD đầu tư thì mới chia lợi nhuận với Viettel. Chính vì điều khoản này mà
Viettel đã không hợp tác với Telstra và tự mình xây dựng mạng di động, nên
Viettel Mobile mới có ngày hôm nay.
Cũng nhờ có khủng hoảng viễn thông toàn cầu mà Viettel mới có cơ hội mua trả
chậm sau 4 năm hàng ngàn trạm BTS. Đó là thời cơ vàng mà khủng hoảng đem lại cho
Viettel. Với số trạm BTS mà Viettel mua trả chậm này lớn hơn số trạm BTS của
VNPT lúc bấy giờ. “Không có khủng hoảng, không có Viettel ngày hôm nay!” vị Tổng
Giám Đốc khẳng định.
Mit tinh kỷ niệm 10 năm Viettel mobile 15/10/2004 - 15/10/2014 |
Duy trì thành công là dám
“vứt” đi thành công
Sẽ không quá ngạc nhiên trước sự phát triển “thần tốc” của Viettel khi được nghe
Tổng Giám Đốc Nguyễn Mạnh Hùng, người được ví như “linh hồn” của Viettel chia sẻ
về triết lý kinh doanh và con người Viettel.
“Chỉ có những người dám vứt đi thành công thì mới có thể thành công
tiếp. Cách của Viettel để duy trì thành công là vứt cái thành công cũ
đi”, ông Hùng khẳng định.
Theo như cách dùng từ đầy khiêm tốn của Tổng Giám Đốc Nguyễn Mạnh Hùng thì ngay
khi Viettel “ổn” ở trong nước thì Viettel bắt đầu kéo quân ra thị trường nước
ngoài. Rõ ràng so với các tập đoàn viễn thông quốc tế lớn thì Viettel đi sau và
rất nhỏ bé nhưng với cách làm khác, Viettel đã giành được thành công ban đầu ở
thị trường nước ngoài và vẫn tiếp tục đeo bám các thị trường tiềm năng như
Myanmar, Ukraine,…
Dây chuyền sản xuất thiết bị của Viettel |
Cũng ngay khi thấy thị trường
viễn thông tạm ổn, Viettel lại “nhảy” vào nghiên cứu sản xuất - một điểm yếu
nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Bước đầu thành công của Viettel chính là sản
xuất ra điện thoại smartphone có giá chỉ 42,5 đô la (chưa tới 1 triệu đồng) .
Điều này cũng tạo nền tảng để Viettel thực hiện tham vọng phổ cập smartphone tại
Việt Nam trong vòng 10 năm tới.
Đi hết chặng đường 10 năm đầu tiên với những kỳ tích đáng nể, Viettel lại tiếp
tục đặt ra hàng loạt các mục tiêu đầy tham vọng cho chặng đường phía trước. Một
trong những mục tiêu quan trọng là trở thành công ty nghiên cứu sản xuất
công nghệ cao.
Viettel cũng đặt mục tiêu phải phổ cập hóa di động băng rộng, siêu băng rộng
bằng cáp quang, phổ cập truyền hình cáp, kết hợp với thiết bị điện
tử, đưa dịch vụ viễn thông, CNTT vào mọi ngõ ngách của đời sống xã
hội. Viettel cũng đang xây dựng chiến lược phải trở thành công ty toàn
cầu.
Với những gì Viettel đã đạt được trong 10 năm qua đã tạo nên một niềm tin vững
chắc rằng những mục tiêu lớn này của Viettel sẽ sớm trở thành hiện thực.
Công Duy