Gần đây rộ lên nhiều thông tin liên quan đến món giải khát ưa chuộng của giới trẻ như trà sữa chỉ chứa hóa chất, trà sữa có giòi... Để lấy lại niềm tin của khách, nhiều nơi treo bảng hiệu “trà sữa nhà làm”.

Gần đây rộ lên nhiều thông tin liên quan đến món giải khát ưa chuộng của giới trẻ như trà sữa chỉ chứa hóa chất, trà sữa có giòi... Để lấy lại niềm tin của khách, nhiều nơi treo bảng hiệu “trà sữa nhà làm”.

Tuy nhiên theo tìm hiểu, “trà sữa nhà làm” là chế biến tại nhà, còn nguyên liệu để làm ra sữa, thạch, trân châu thì… mua ở chợ.

Mặc có giòi, trà sữa vẫn hút khách

Tối ngày 6/5, trên facebook cá nhân của tài khoản H.T đã đăng tải nhiều đoạn clip và hình ảnh giòi xuất hiện trong trà sữa. Mới đây, tại Singapore đã thu hồi nguyên liệu trà sữa của Đài Loan ra khỏi hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ do chứa phụ gia L-theanine bị cấm...

{keywords}

Bột béo, nguyên liệu pha trà sữa tại các chợ đều không rõ ràng về nguồn gốc.

Trong thời gian qua, không ít thông tin phản ánh trà sữa chứa nhiều chất hóa học ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, các thông tin này không làm trà sữa “giảm nhiệt”, vẫn tấp nập người mua.

Trước cổng trường THCS Chu Văn An (Q.1, TP.HCM), trên những chiếc xe đẩy di động, các hũ đựng đủ loại hạt trân châu, thạch trái cây, thạch phô mai, xí muội… đủ màu xanh, đỏ, vàng, tím rất bắt mắt nhưng không hề được che chắn, phơi cả ngày dưới nắng oi bức.

Vừa tan trường, hàng loạt học sinh ùa ra vây quanh các xe này để giải tỏa cơn khát. Một nhóm học sinh bước lại gần chiếc xe bán nước gọi: “Cho 3 ly trà sữa sôcola, nhiều hạt trân châu”. Chị bán nước nhanh nhảu dùng chiếc muỗng đã rỉ sét múc vội vàng mớ hạt trân châu đã quánh đường, đóng thành cục cho vào ly, rồi dùng tay trần hốt đá.

Tiếp đó, chị này mở tủ gầm xe xách lên một thùng trà sữa năm lít đã pha sẵn từ khi nào rót đầy vào các ly. Đón những ly nước từ tay người bán, các cô, cậu học sinh vừa hút rồn rột, vừa cười tít mắt khen: “Trà sữa chỗ chị thơm, béo, ngọt đậm đà làm em ngày nào cũng uống 2 – 3 ly mà không đã thèm”. Nhiều em sau khi uống tại chỗ còn không quên mua về.

{keywords}

Nhiều nơi treo bảng trà sữa nhà làm để thu hút khách.

Còn tại hàng loạt quán trà sữa tên tuổi A.L tea, C.S.D.D… trên đường Nguyễn Văn Cừ (Q.1), do gần các trường ĐH lớn nên các quán luôn trong tình trạng đông nghẹt, thiếu chỗ ngồi. Các quán này có thực đơn nước uống khá phong phú nhưng đa số đều chọn món trà sữa.

“Trước đây Sở Y tế TP.HCM có lấy mẫu trà sữa kiểm tra nhưng chỉ phát hiện chất tạo ngọt, nhiều mẫu có chứa chất tẩy trắng công nghiệp nhưng không phát hiện chất độc hại cho cơ thể. Mình đã uống trà sữa nhiều năm nay nhưng đâu có bị gì. Giờ món ăn, thức uống nào cũng chứa hóa chất, đâu riêng gì trà sữa”, một sinh viên trường ĐH Sư Phạm TP.HCM bày tỏ ý kiến.

Nghe “nhà làm” càng hút khách

Gần đây, hàng loạt quán trà sữa mọc thêm bảng hiệu “trà sữa nhà làm”, “trà sữa nhà làm, nói không hóa chất”, “trà sữa nhà làm mẹ tôi” … Lời quảng cáo này hóa ra càng khiến khách hàng tin tưởng, còn cửa hàng kinh doanh thì hốt bạc.

Chị Kim, ngụ Q.Gò Vấp cho biết: “Nghe nhiều thông tin trà sữa chứa chất độc hại cũng lo lắng. Gần đây thấy nhiều nơi treo bảng “trà sữa nhà làm”, tôi cảm giác yên tâm hơn nên cũng mua uống thử”.

Tại quán “trà sữa nhà làm” H. L trên đường Nguyễn Thái Bình, Q.Tân Bình, chủ cửa hàng giới thiệu, nước trà sữa được pha từ trà và sữa, riêng thạch phô mai, rau câu, hạt trân châu… đều tự chế biến nhưng tất cả đều có màu xanh, đỏ, tím, vàng… trông không hề tự nhiên. Trung bình cửa hàng này bán ra khoảng 300 – 500 ly/ngày.

Chị Lành, chủ quán The Journey Tea (Phạm Ngọc Thạch, Q.3) cho biết, trà sữa làm tại nhà nhưng quan trọng là nguyên liệu để chế biến gồm trà, đường, sữa, màu… được mua từ đâu, có rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ hay không?

Ví dụ, để làm ra thạch phô mai, hạt rau câu để bỏ vào trà sữa cần phải có đường, màu (xanh, đỏ, tím, vàng), cà phê, bột béo… vậy đường đó là đường gì? Màu từ thiên nhiên rau, củ, quả hay ống màu mua ở chợ? Nếu quả thật màu từ thiên nhiên sẽ bán không lời, còn màu ở chợ thì thạch rau câu đó đầy rẫy nguy cơ.

{keywords}

“Trà sữa nhà làm” nhưng màu sắc các hạt trân châu, thạch trái lại xanh, đỏ, tím rất bắt mắt.

Nhiều nơi quảng cáo trà sữa “nhà làm” gồm trà và sữa thì bảo đảm không thể thu hút khách được bởi thiếu độ béo, độ quánh mà chỉ có bột béo trà sữa, sữa đặc mới tạo nên được. Bột béo trà sữa không thể tự làm mà phải mua ở chợ. Trà để pha ra nước trà cũng là vấn đề đáng bàn.

Tại chợ Bình Tây (Q.6), một tiểu thương khẳng định, nhiều chủ cửa hàng treo bảng “trà sữa nhà làm” cũng phải xuống chợ mua các nguyên liệu như trà, bột béo, đường, màu…. về pha chứ ở đâu ra.

Có người muốn lời nhiều thì mua bột trà, còn lời ít hơn và để khách an tâm thì mua trà gói về pha. Nhưng trà gói tại chợ có giá khá rẻ, ví dụ trà thương hiệu Ngọc Bích, gói 1 ký nhưng giá chỉ… 18.000đ, đặc biệt không biết trà tẩm ướp gì nhưng hương thơm ngào ngạt.

Riêng bột béo, có đủ nguồn gốc như Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan… trong đó, loại bột béo của Thái và Đài Loan được chuộng nhiều nhất vì độ béo cao, thơm ngậy. Tất cả sản phẩm đều không hề có nhãn phụ, thông tin nhà phân phối nên nguồn gốc rất “lửng lơ con cá vàng”.

Cơ quan Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm Singapore (AVA) cho biết, nguyên liệu chế biến trà sữa rất quan trọng, nếu không rõ nguồn gốc thì rất ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Vì lợi nhuận, các nhà sản xuất đã sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, những chất cấm để làm phụ gia như: plastic, hóa chất lạ có arsenic, sulfate sodium, đường hóa học, dầu thực vật hydro hoá, một loại axit béo có dạng trans…

Loại axit này sẽ làm giảm hóc môn ở nam giới, ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của chị em, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, ung thư và vô sinh.

BS Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN cho biết, món trà sữa thực chất không có sữa mà cũng không có trà. Thành phần đa số là kem béo lẫn với hương bột trà và một số phụ gia khác. Vì lợi nhuận, họ không dùng bột trà tự nhiên mà chế từ bột màu, hương liệu công nghiệp, khi uống không khác trà tự nhiên.

Thậm chí nếu có nơi dùng trà thật thì cũng sử dụng trà rẻ để có lời và trà giá rẻ này thường dùng trà không chất lượng, tẩm ướp thêm hương hiệu. Riêng kem béo thì vì lợi nhuận chỉ có bột, hương sữa, chất béo công nghiệp chứ không hề từ sữa tự nhiên.

Nếu dùng thường xuyên các phẩm màu, hương liệu thời gian tích tụ lâu dài sẽ gây tổn thương chức năng gan, thận; thậm chí là suy gan, thận ở những cơ địa trẻ có đề kháng yếu.

(Theo Phụ nữ TP.HCM)