Hai năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam đang có xu hướng tiêu dùng những mặt hàng giày dép thương hiệu lớn nhưng được làm nhái từ Trung Quốc nhiều hơn. Vì thế, rất nhiều thương lái người Việt đã đổ xô sang các thủ phủ làm hàng nhái như Hồ Nam, Hà Bắc, Quảng Châu để “đánh” hàng về.
Tốt nghiệp đại học với tấm bằng khá, nhưng Lê Hoàng N. vẫn loay hoay tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực và sở thích. Thử đủ nghề, N. vẫn cảm thấy có gì đó không thoải mái nên chàng trai trẻ quyết định xin nghỉ.
Tình cờ một lần đến nhà một người họ hàng chơi, N. thấy việc buôn giày nhái đang làm ăn rất tốt nên cậu quyết định đi theo học hỏi.
Hàng vừa về, N. cùng bạn bè phải lao vào phân loại và làm hàng |
Vì người họ hàng này đã có sẵn mối nên N. đi sang Trung Quốc cũng chỉ cần đi xem hàng chứ không cần tìm hiểu nhiều. Mỗi lần đi sang “đánh” hàng như vậy, cả N. và người họ hàng đều đi mất 2 ngày bằng xe khách. Chi phí cho mỗi chuyến cũng trên dưới 10 triệu đồng.
N. cho biết: “Chi phí cũng mất kha khá, nhưng hàng về thì bán gỡ lại rất nhiều. Lúc đầu cũng định đi xe nhà, nhưng tính đi tính lại thì đi xe khách vẫn thuận tiện hơn nhiều.”
Tại những thủ phủ chuyên về giày nhái tại Trung Quốc như Hồ Nam, Hà Bắc, Quảng Châu luôn có những thương lái biết tiếng Việt chờ sẵn để giao thương. Khu chợ buôn giày bên ngoài nhìn như những khu nhà xưởng, hình dáng giống nhiều nhà máy nhỏ xếp cạnh nhau.
Nhưng đi vào trong thì rất rộng, thậm chí theo N. nó phải rộng gần 200ha, tương đương với trường đại học rộng nhất miền Bắc hiện nay (Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
Giày các loại được chất đống tại kho |
Tại những khu như này, khách hàng có thể đặt tem mác xuất xứ của bất cứ nước nào. Chỉ cần mỗi đôi lấy số lượng ít nhất 100 đôi là có thể thay tem mác tùy ý.
Sở dĩ, kiểu làm ăn này đang hot 2 năm trở lại đây theo N. là do: “Hàng đẹp, mới, giá lại rẻ. Có rất nhiều loại hàng, nhưng hàng nhái loại tốt nhất có thể giống hàng chính hãng tới 80% mà giá chỉ bằng 1/10.”
“Mà mỗi năm, các hãng lớn lại cho ra những mẫu thiết kế mới. Để chạy theo xu hướng đó thì các bạn trẻ có khi phải bỏ ra tới các vài chục triệu đồng. Nhưng, một đôi giày nhái giống y hệt hoặc giống 80% thì chỉ phải bỏ ra hơn 1 triệu đồng, mà lại có giày mới để đi”, N. cho biết thêm.
Cách hoạt động của những khu chợ buôn giày nhái thương hiệu này được N. miêu tả: “Khi nào có mẫu mới ra, gần như ngay lập tức các loại hàng replica (bản sao – PV), super fake (hàng nhái siêu cấp – PV) sẽ ra trước. Cuối cùng sẽ là hàng fake 1 (hàng nhái loại 1).”
“Hàng replica, super fake rất giống hàng thật. Thậm chí, nếu bán loại hàng đó trong các cửa hàng chính hãng thì người mua cũng khó lòng nhận ra nếu không quan sát kĩ lưỡng từng chi tiết”, N. cho biết.
Nếu xếp theo chất lượng, N. cho biết: “Hàng replica là tốt nhất, nhưng cũng có 2 loại là hàng replica 1:1 và hàng replica thường. Loại Replica 1:1 là loại sao y nguyên bản chính, loại thường thì kém hơn và dĩ nhiên giá cũng rẻ hơn.”
Giày có thể thay mác Việt Nam dễ dàng |
“Tiếp đến sẽ là hàng super fake, nhưng nhiều shop bán giày hiện nay đang lừa khách và bán hàng super fake với giá của giày replica thường, do nhìn cũng na ná nhau”, N. khẳng định.
Nhiều năm kinh nghiệm nhưng N. chia sẻ thật: “Giữa hàng nhái và hàng chính hãng đã khó phân biệt, hàng nhái với hàng nhái cũng khó lòng nhận biết. Loại nào có chất liệu, kiểu dáng, đường keo, đường chỉ tốt hơn là loại tốt hơn thôi.”
Hàng fake 1 là loại tầm trung, chất lượng chỉ được bằng 30% so với hàng thật, nên giá cũng rất rẻ nếu nhập buôn tại Trung Quốc. Giá nhập tại chợ chỉ dao động từ 70.000 – 150.000 đồng/đôi. Nhưng về Việt Nam thì có thể bán với giá gấp 3 – 4 lần là chuyện bình thường.
Dép nhái cũng rất nhiều |
Loại hàng được nhiều shop bán giày ở Hồ Đắc Di, Chùa Bộc,…bán hiện nay là giày super fake. Giá bán tại các shop này dao động từ 600.000 – 900.000 đồng/đôi. Còn giá nhập tại chợ bên Trung Quốc thì chỉ bằng khoảng một phần ba.
Cách đây 2 năm, những đôi giày replica 1:1 giống hệt hàng hiệu rất hiếm và nếu có thì giá cũng khá cao. Nhưng thời gian gần đây, nhu cầu của thị trường tăng cao nên N. quyết định nhập thêm loại giày này về bán, giá nhập chỉ khoảng 400.000 đồng/đôi.
Dù không cổ súy cho cách tiêu dùng này của giới trẻ, nhưng N. cho biết: “Cũng chẳng muốn bán hàng này, nhưng thực sự nhu cầu của thị trường đang rất lớn. “Miếng bánh” ngon như vậy mà tôi không làm thì người khác cũng làm.”
Những đôi giày nhái long lang chẳng kém gì hàng hiệu |
“Bán hàng này chỉ khó khi hàng lâu về, tắc biên giới hoặc bị cấm biên vào ngày lễ tết. Còn đầu ra thì các shop giày dép còn phải tự đi tìm tôi ấy chứ”, anh N. cho biết thêm.
(Theo Dân trí)
Mua 1 bán 3, quy tắc ngầm khi nhập hàng Trung Quốc về thay mác
Mũ bảo hiểm full face của Trung Quốc, nhập vào giá khoảng 250.000 đồng/cái, bán ra 750.000 đồng/cái. Thậm chí, hàng càng có thương hiệu như kiểu khăn lụa Khaisilk, ăn chênh lệch lại càng cao.
Hoang mang vì quá nhiều hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam
Sau vụ Khaisilk, niềm tim của người tiêu dùng bị lung lay không hề nhỏ, nhất là với hàng Việt. Phóng viên đã quyết định tìm hiểu thêm xem còn những mặt hàng nào thường xuyên bị “đánh tráo” tên tuổi như vậy nữa không.
Chuộng xài đồ Hàn Quốc, giảm dần phụ thuộc hàng Trung Quốc
Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực vào cuối 2015, hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam gần đây tăng đột biến. Mức độ thâm hụt thương mại từ Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc.
Hàng Trung Quốc 'rất tệ', sao người Việt lại mua?
Hàng Trung Quốc bị đánh giá "rất tệ tại Đông Nam Á" nói riêng và cả thế giới nói chung, thế nhưng vẫn được nhiều người dùng. Vì sao?
Bánh trôi tàu cả năm không hỏng: Hàng Trung Quốc, ham lạ ăn liều
Để thuận tiện mỗi khi muốn ăn, các chị em đang tranh nhau mua loại bánh trôi tàu của Trung Quốc, bởi loại bánh này được người bán quảng cáo để cả năm không hỏng.
Hà Nội sẽ có khu riêng dành cho hàng Trung Quốc
Hà Nội đang có kế hoạch sẽ phân khu rõ ràng các khu vực bán hàng khác nhau dành cho các mặt hàng có xuất xứ các nước khác nhau, hàng Trung Quốc sẽ được “gói” lại trong một khu riêng.