Tết xưa, đa phần hàng quán đều nghỉ kinh doanh vì cả năm mới có dịp đi thăm họ hàng, thăm thú đó đây. Nhưng vài năm gần đây, nhiều quán ăn uống đã mở từ rất sớm thậm chí, bán luôn từ đêm giao thừa và dĩ nhiên giá cũng sẽ gấp đôi ngày thường.

Không riêng gì Hà Nội, các hàng quán ở khắp nơi đều mở bán khá sớm. Tuy nhiên, giá cả và chất lượng thì thực sự khiến các “thượng đế” phải phiền lòng.

Chia sẻ trong các hội nhóm kín về ẩm thực, rất nhiều thành viên than phiền về dịch vụ ăn uống những ngày tết. Một bạn có nick name Phương Thị Nguyễn cho biết: “Một quán tại Bạch Mai, bát này cũng 50.000 đồng nhưng thịt bò thì thấy dai hơn đỉa, nước dùng thì như kiểu nước chần bún. Chụp ảnh lên thì ngon chứ ăn dở hết nói.”

{keywords}
 

Nhiều người đã từng ăn ở khu đó bình luận ngay phía dưới, mấy hàng ở Bạch Mai thường chỉ mở dịp Tết, ngày thường không bán nên khó có thể ngon được.

Ngày Tết, các quán bún, cháo, miến, mỳ, phở đều tăng giá, điều này cũng dễ hiểu bởi nhu cầu của khách cao. Họ không muốn nấu nướng nhiều những ngày lễ Tết, hoặc đi chúc Tết thì tiện rẽ vào ăn luôn. Trong khi số lượng hàng quán thì lại ít không phục vụ đủ nhu cầu.

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Nhưng quán bún riêu ốc sườn sụn có cả bò, giò, đậu có giá 60.000 đồng trên Hàng Buồm, Hoè Nhai lại bị rất nhiều người phản ánh. Do giá đắt, nhưng ăn lại nhạt nhẽo, lèo tèo. Quán xá mất cảm tình. Thậm chí cách đó không xa tại phố Hàng Cân, Hàng Giấy 3 bát phở toàn mỡ còn có giá 210.000 đồng, khiến khách ăn không khỏi giật mình.

Chị Đào Hải Vân (Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Cũng khó trách được thực phẩm ngày Tết tăng giá. Chỉ cần ra chợ mua thử 50.000 đồng cua xay là biết, nó chỉ tương đương với 20.000 đồng so với ngày thường.”

“Nhưng những hàng đắt lên thì chúng ta cũng không nên nặng lời. Vì ngày này ai cũng quần là áo lượt đi chơi, còn họ thì đầu tắt mặt tối chan chan bưng bưng. Nếu ăn được bát 30 ngàn mà thấy sướng mồm rẻ quá thì cũng đừng quên bo thêm như cách lì xì đầu năm miễn sao hai bên đều hài lòng. Người ta nói của cho không bằng cách cho và miếng ngon là miếng nhớ lâu”, chị Vân chia sẻ.

Anh Nguyễn Vũ Ngọc Minh (Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội) cho biết: “Mấy ngày Tết, quán xá đều tăng giá. Tết mà! Nhưng đa phần là các quán vỉa hè, hộ kinh doanh sẽ tăng giá. Tôi có ăn đồ nướng ở 1 quán vỉa hè đêm 30. Một đĩa nầm lợn, thịt bò và dạ dày lèo tèo bằng 1 nửa ngày thường có giá 250.000 đồng. Còn các quán giá niêm yết thì ít khi tăng.”

“Tuy nhiên, tôi cũng đã vào một nhà hàng có thực đơn riêng cho ngày Tết và dĩ nhiên giá trong thực đơn đó cũng là “giá Tết”. Họ chủ động tính thêm phí vào các món cũ và đó là chi phí Tết. Nhân viên nhà hàng cũng thông báo trước để khách quyết định trước khi ăn nên cũng đỡ bất ngờ hơn”, anh Minh chia sẻ thêm

{keywords}
 

Mỗi người một ý, khẩu vị mỗi người lại một khác. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận khách quan hơn, do những ngày Tết lượng khách đông mà nước dùng hay đồ không thể kịp phục vụ. Nhiều quán đành pha thêm nước và cho gia vị để phục vụ khách.

Người đến trước được ăn nước dùng mới và được cho nhiều đồ, còn người đến sau thì kém may mắn hơn chút vì phải ăn đồ không ngon. Do đó, các cửa hàng cũng nên chủ động cân đối cho khách nếu như bán cả ngày và không đủ nguyên liệu.

Một quán bún cá tại phố Bắc Sơn (Hải Dương) bán xuyên từ đêm 30 tới giờ rất hút khách. Giá 50.000 đồng/bát tính ra là gấp rưỡi so với ngày thường nhưng 3 ngày tết vẫn bán được mấy trăm bát.

{keywords}
Trung bình ngày thường cả sáng chiều đã bán được 150 – 200 bát, riêng 2 ngày Tết, lượng bán ở đây đã tăng ít nhất là gấp đôi.

 (Theo Dân trí)