Vào 3h sáng hàng ngày, hàng trăm người dân địa phương tập trung về bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) để đào bới tìm kiếm phế liệu và những đồ còn dùng được đem bán kiếm tiền.

{keywords}

Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (hay còn gọi là bãi rác Nam Sơn) nằm trên địa bàn 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có tổng diện tích khoảng 83,5 ha, trong đó có 53,49 ha được sử dụng vào việc chôn lấp rác thải.


{keywords}

Mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe từ khắp các quận, huyện của thủ đô về đây đổ rác, đặc biệt là từ 17h chiều đến đêm có số lượng rất đông.


{keywords}

3h sáng, nơi đây rất nhộn nhịp, có từ 800 đến hơn 1.000 người tìm đến mót rác, kiếm phế liệu. Khu liên hợp xử lý chất thải cũng dựng một vài ngọn đèn bật sáng phục vụ nhu cầu mưu sinh của họ.

 

{keywords}

Mỗi một chiếc xe rác vừa đổ "hàng" xuống bãi, nhiều người vội vã chạy tới đào bới. Những thứ họ có thể thu gom được gồm có sắt, thép, kim loại, nilon, nhựa và các vật dụng vẫn có thể sử dụng nhưng bị người dân vứt đi.

{keywords}

Theo quy định của trung tâm, đây là các công nhân nhặt rác. Mỗi người phải đăng ký tên tuổi, địa chỉ để ra vào bãi, được trang bị trang phục theo quy định gồm ủng, quần áo, mũ bảo hộ có đèn pin soi sáng.

{keywords}

Toàn khu, mùi hôi thối nồng nặc bao trùm. Những người mới xuất hiện lần đầu không tránh khỏi cảm giác khó chịu phải bịt mũi liên tục.

{keywords}

Anh Thanh, một người đã có thâm niên nhặt phế liệu tại đây cho biết, các loại túi nilon, nhựa, sắt vụn đều được thu gom hết. Mang về nhà, họ để riêng từng loại, giặt và phơi khô rồi mang bán cho chủ thu gom.

{keywords}

Đôi khi tìm kiếm được một vật dụng hay dụng cụ nào đó, họ lại phải đứng mân mê tìm hiểu giá trị xem có thể mang về được hay không.

{keywords}

Những núi rác ở đây liên tục chất đống, việc đào bới rất nặng nhọc và vất vả, chưa kể phải chịu không khí độc hại.

{keywords}

Một người đàn ông gánh "hàng" qua khu vực ruồi nhặng bay vo ve trước mặt.

{keywords}

Có những phế liệu gây cảm giác kinh sợ nhưng họ vẫn đủ can đảm để bới lên xem thử.

{keywords}

Công việc đào bới lần mò phế liệu diễn ra trong nhiều giờ cho đến khi mặt trời bắt đầu nhú lên trên đỉnh bãi rác.

{keywords}

Chị Vân, người ở xã Nam Sơn, chia sẻ mặc dù công việc vất vả và độc hại nhưng làm lâu nên quen, không còn cảm giác ghê sợ như thời gian đầu. Bởi đây là nguồn thu nhập chính của cả hai vợ chồng chị.

{keywords}

Trung bình mỗi gia đình kiếm được từ 100.000 đồng đến hơn 150.000 đồng/ngày từ việc bán phế liệu nhặt được ở bãi rác.

{keywords}

Chị Vân cũng tiết lộ, thu được một kg nilon khá mất thời gian, giá bán chỉ từ 2.000 đồng, nhựa dẻo 5.000 đồng, nhựa chết 3.000 đồng, sắt thép khoảng 2.000 đồng nhưng tùy thời điểm.

{keywords}

Một gia đình sau vài giờ tìm kiếm đã thu về được một xe đầy phế liệu với hơn chục bao tải lớn.

{keywords}

Công việc của họ phải kết thúc trước 7h sáng để trung tâm xử lý chất thải bước vào hoạt động.

Trước đây, khi chưa có bãi rác, những người dân nghèo quanh vùng chỉ làm mỗi công việc ruộng đồng, trồng chè, hoa màu... Ngày nay thu nhập chính của họ lại nhờ vào nghề phụ là nhặt phế liệu. Cuộc sống của họ bớt khó khăn hơn thậm chí mua sắm được nhiều thứ. Tuy nhiên, các công nhân đặc biệt này đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, sức khỏe giảm sút.

Theo nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường tại khu dân cư cạnh bãi rác Nam Sơn, nồng độ hơi khí H2S vượt chỉ tiêu cho phép 2,5 lần, nồng độ NH3 vượt chỉ tiêu cho phép 4,3 lần, các chỉ tiêu về vi sinh vật đều vượt giới hạn cho phép từ vài lần đến hàng nghìn lần. Tất cả các mẫu nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn coliform cao gấp từ 7 đến 114 lần tiêu chuẩn cho phép.

Các đối tượng trong khảo sát có các triệu chứng bệnh đường hô hấp, tai mũi họng, da liễu, mắt, xương khớp… Chuyện bị xây xước khi bới rác rồi bị viêm nhiễm, sưng tấy là… bình thường. Người lao động ở đây đã quá quen với việc hầu như ngày nào cũng phải tiêm phòng uốn ván và uống kháng sinh.

(Theo Zing)