- Căn nhà giống tổ mối xây bằng những viên gạch thô màu đất nung giữa rặng tre xanh ngút ngàn bên bờ sông Thu Bồn, là nơi nghệ nhân Lê Đức Hạ thả hồn chìm đắm trong miền suy tưởng về một nền kiến trúc Chăm Pa nghìn năm trước, để thai nghén sinh ra những “đứa con” đất nung ngộ nghĩnh.

Hơn 15 năm sau ngày mở gian hàng trưng bày sản phẩm đất nung trong căn nhà nhỏ bên QL 1A (Km 952 - QL1A - Cầu Mống - Điện Phương - Điện Bàn - Quảng Nam) là chuỗi ngày nghệ nhân Lê Đức Hạ bắt đầu thai nghén, cho ra đời những tác phẩm đất nung đủ kiểu dáng khiến du khách trong và ngoài nước mê mẩn.

Gặp ông từ ngày còn tóc xanh, đến giờ tóc đã hoa râm, hình như quá trình thai nghén những "đứa con " đất nung ấy đã lấy đi của ông nhiều sinh lực.

Đến thăm ông tại căn nhà vuông như tổ mối, xây bằng gạch thô đỏ màu đất nung bên bờ sông Thu Bồn, nằm giữa lũy tre xanh mướt mát, thấy ông đang bận ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm đất nung mỹ thuật với đối tác tại Đà Nẵng. 

{keywords}

{keywords}

Ngôi nhà hình tổ mối này không bao giờ đóng cửa, trừ những ngày gió bão. Lúc nào cửa cũng rộng mở để đón khách phương xa đến chiêm ngưỡng.

Rời quân ngũ năm 1982, Lê Đức Hạ sống trong những ngày khốn khó với đủ thứ nghề. Ông mở một tiệm chụp ảnh ở Đà Nẵng, nhưng trong đầu lúc nào cũng nghỉ đến đất sét và lửa. Vì thế, ông luôn mang theo bên mình tảng đất sét để nhào nặn thành những hình hài ngộ nghĩnh trong lúc rảnh.

Có thời gian chăm vợ ở bệnh viện, ông cũng mang đất sét vào đây vừa chăm vợ vừa nặn những lọ, bình các loại, khi thì khắc họa hình ảnh suối tóc của những thôn nữ, lúc thì tạc hình con heo, con mèo, con chó mộc mạc,... khiến nhiều người thích thú. 

Niềm đam mê với đất sét quê nhà đã khiến ông từ bỏ tất cả. Năm 1990, ông trở về, mở nhà xưởng, cho ra đời những sản phẩm đất nung độc đáo. 

Cửa hàng bán đồ “Đất nung của Hạ” - căn nhà cũ nằm sát quốc lộ 1A, nơi ông khởi nghiệp - la liệt những tượng, đồ trang trí mỹ nghệ. Tất cả đều bằng đất nung màu đỏ, do chính ông sáng tạo nên. Đây cũng chính là nơi nhiều năm trước ông nuôi heo, nuôi gà, còn vợ thì buôn bán ở chợ để nuôi niềm đam mê với đất và lửa. 

{keywords}

Lò nung đất sét bằng củi

Những con vật ngộ nghĩnh đầu tiên được vợ ông mang ra Đà Nẵng chào bán cho cửa hàng đắp hòn non bộ. Điều bất ngờ là họ mua hết, còn đặt hàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm ông làm ra.

Từ đó, những đơn đặt hàng tới tấp gửi đến. Lê Đức Hạ bắt đầu mở rộng sản xuất, tuyển nhân công rồi đào tạo nghề, còn ông thì mải mê với việc sáng tạo những tượng đất nung nghệ thuật làm vật trưng bày và trang trí trong nhà và khu vui chơi lớn nhỏ.

Hình ảnh thiếu nữ Chăm, những đền đài Thánh địa Mỹ Sơn nguy nga tráng lệ khiến ông thao thức từng đêm, để rồi sau đó là những hình hài đất nung đỏ au hình thành dưới bàn tay thô ráp sần sùi khiến khách Tây mê mệt.

Đến bây giờ, đã hơn 20 năm, nghệ nhân Lê Đức Hạ vẫn đắm chìm với đất và lửa trong ngôi nhà hình tổ mối bờ sông Thu quê nhà. Ông bảo không có mộng làm giàu mà chỉ sống với những giấc mơ của màu đất nung và lửa, của những bức tượng đất mà ông thổi hồn vào.

Chiêm ngưỡng một số bức tượng đất nung của nghệ nhân Lê Đức Hạ:

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Những tác phẩm làm bằng đất nung của nghệ nhân Lê Đức Hạ

{keywords}

Nghệ nhân Lê Đức Hạ

Vũ Trung